Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT sửa đổi 23/2010/TT-BNNPTNT tiến bộ công nghệ sinh học nông nghiệp

Số hiệu: 29/2014/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 05/09/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2014/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2014

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 7 THÔNG TƯ SỐ 23/2010/TT-BNNPTNT NGÀY 07/4/2010 VỀ CÔNG NHẬN TIẾN BỘ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SINH HỌC CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/4/2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3, 4, 5, 6 Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

“Điều 7. Công nhận đặc cách

2. Đối với tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký là giống cây trồng đã nằm trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là giống nền) có chứa một hoặc tổ hợp một số sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi là giống cây trồng biến đổi gen) được xem xét công nhận đặc cách khi giống cây trồng biến đổi gen đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

b) Giống cây trồng biến đổi gen tương đồng với giống nền về các tính trạng hình thái đặc trưng chủ yếu, trừ những tính trạng bị tác động bởi sự kiện chuyển gen.

3. Trường hợp giống cây trồng biến đổi gen đã được khảo nghiệm so sánh với giống nền đồng thời với quá trình khảo nghiệm đánh giá rủi ro: Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen lập hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách theo quy định tại khoản 5 Điều này.

4. Trường hợp giống cây trồng biến đổi gen chưa được khảo nghiệm so sánh với giống nền:

a) Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen xây dựng kế hoạch khảo nghiệm so sánh, bao gồm khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Cục Trồng trọt;

b) Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm được chỉ định để thực hiện khảo nghiệm so sánh diện hẹp ít nhất 01 vụ sản xuất tại 02 địa điểm;

c) Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen thực hiện khảo nghiệm so sánh diện rộng tại các vùng sinh thái nông nghiệp khuyến cáo sử dụng giống, mỗi vùng ít nhất 01 vụ, tại 01 địa điểm, quy mô tối thiểu 01 hecta/01 điểm;

d) Khảo nghiệm so sánh diện hẹp có thể tiến hành trước hoặc đồng thời với khảo nghiệm so sánh diện rộng;

đ) Trong quá trình khảo nghiệm so sánh, Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra và lập biên bản tại địa điểm khảo nghiệm;

e) Kết thúc khảo nghiệm, tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen lập hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách theo quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách

Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Trồng trọt 01 bộ hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách giống cây trồng biến đổi gen. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký công nhận đặc cách giống cây trồng biến đổi gen theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm so sánh giống cây trồng biến đổi gen và giống nền theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

6. Trình tự, thời gian công nhận đặc cách:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian xem xét hồ sơ hợp lệ;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, thành lập Hội đồng đánh giá công nhận đặc cách tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là giống cây trồng biến đổi gen.

Thành phần Hội đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Thành viên Hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tu này và gửi về Cục Trồng trọt muộn nhất là 01 ngày trước phiên họp của Hội đồng. Quy trình làm việc của Hội đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Cục Trồng trọt xem xét ý kiến của Hội đồng; trường hợp chưa đủ điều kiện công nhận, phải có văn bản trả lời cho tổ chức đăng ký, nêu rõ lý do;

c) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ đăng ký đã được hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng, Cục Trồng trọt gửi Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hồ sơ trình Bộ trưởng cho ý kiến về việc công nhận đặc cách tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là giống cây trồng biến đổi gen. Hồ sơ gồm: Tờ trình Bộ trưởng, trong đó nêu rõ: sự cần thiết, quá trình thực hiện, tóm tắt kết quả khảo nghiệm, đánh giá, đề xuất công nhận đặc cách; Biên bản họp Hội đồng; Báo cáo thẩm định của Cục Trồng trọt; Hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách; Dự thảo Quyết định công nhận đặc cách tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là giống cây trồng biến đổi gen;

d) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể, từ ngày nhận được hồ sơ trình Bộ trưởng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thẩm tra, thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; việc thực hiện trình tự, thời gian công nhận đặc cách. Trường hợp, đáp ứng theo quy định, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng cho ý kiến đến chấp thuận công nhận đặc cách tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là giống cây trồng biến đổi gen;

đ) Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng có ý kiến chấp thuận, Cục Trồng trọt ban hành Quyết định công nhận đặc cách tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là giống cây trồng biến đổi gen; trường hợp chưa đủ điều kiện công nhận, phải có văn bản trả lời cho tổ chức đăng ký, nêu rõ lý do.”

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2014.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để được kịp thời phối hợp xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Lãnh đạo Bộ NN và PTNT;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở NN & PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo Chính phủ:
- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN và PTNT;
- Lưu: VT, TT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

PHỤ LỤC 7

MẪU KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM SO SÁNH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN VÀ GIỐNG NỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM SO SÁNH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN VÀ GIỐNG GEN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

Tên tổ chức đăng ký:.................................................................................................

Tên người đứng đầu tổ chức:....................................................................................

Địa chỉ liên hệ: ..........................................................................................................

Điện thoại: ……….. Fax:……………. Email:……………. Website:...........................

Căn cứ Thông tư số……., ngày….tháng….năm ……của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/4/2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, (tổ chức đăng ký………..) lập kế hoạch khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen như sau:

1. Tên giống cây trồng biến đổi gen:..........................................................................

2. Nguồn gốc:

- Giống nền (Tên, số Quyết định công nhận, số Quyết định hoặc Thông tư ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam);

- Sự kiện chuyển gen (Tên gen được chuyển, tác giả của tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học).

3. Nội dung khảo nghiệm:

3.1. Khảo nghiệm so sánh diện hẹp:

a) Đơn vị khảo nghiệm được chỉ định;

b) Địa điểm, thời vụ dự kiến;

c) Bố trí khảo nghiệm (gồm giống nền và giống cây trồng chuyển gen, 03 (ba) lần nhắc lại, diện tích ô: 20 m2);

d) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

- Về sự tương đồng các tính trạng hình thái đặc trưng chủ yếu giữa giống nền và giống chuyển gen: Đánh giá các tính trạng đặc trưng chủ yếu, trừ những tính trạng bị tác động bởi sự kiện chuyển gen theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng;

- Về giá trị sử dụng và canh tác: Đánh giá năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng, giá trị ưu việt của giống cây trồng biến đổi gen so với giống nền theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị sử dụng và canh tác giống cây trồng hoặc theo các phương pháp thí nghiệm đồng ruộng phổ biến, phù hợp khác.

3.2. Khảo nghiệm so sánh diện rộng:

a) Cơ sở sản xuất, địa điểm, thời vụ, quy mô;

b) Bố trí khảo nghiệm: giống chuyển gen và giống nền trồng liền kề, không nhắc lại, diện tích giống nền chiếm 1/4 tổng diện tích khảo nghiệm;

c) Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: thời gian sinh trưởng, năng suất (thu hoạch toàn ô hoặc theo đường chéo 05 (năm) điểm, mỗi điểm 20m2); nhận xét ưu việt của giống cây trồng biến đổi gen so với giống nền về khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

………,ngày….tháng….năm….
Tổ chức đăng ký
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 8

MẪU ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN ĐẶC CÁCH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN ĐẶC CÁCH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

Tổ chức đăng ký: .....................................................................................................

Tên người đứng đầu tổ chức:..................................................................................

Địa chỉ liên hệ:..........................................................................................................

Điện thoại: ……….. Fax:…….. E-mail:……………… Website: ………………………

Căn cứ Thông tư số……., ngày….tháng….năm ……của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/4/2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, (tổ chức đăng ký………..) lập kế hoạch khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen như sau:

1. Tên giống cây trồng biến đổi gen:

2. Nguồn gốc:

- Giống cây trồng giống nền (Tên, số Quyết định công nhận, số Quyết định hoặc Thông tư ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam);

- Sự kiện chuyển gen (Tên gen được chuyển, tác giả của tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học).

- Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (số, ngày tháng năm, cơ quan ban hành).

3. Địa bàn và thời vụ đề nghị áp dụng:

4. Hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách giống cây trồng biến đổi gen bao gồm (kê khai theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Thông tư này).

5. Cam kết các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký là đúng sự thực.

Đề nghị Cục Trồng trọt làm các thủ tục công nhận đặc cách đối với giống cây trồng biến đổi gen để được áp dụng vào sản xuất./.

………,ngày….tháng….năm….
Tổ chức đăng ký
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 9

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SO SÁNH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN VÀ GIỐNG NỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SO SÁNH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN VÀ GIỐNG NỀN

1. Thông tin chung

1.1. Tên giống cây trồng biến đổi gen:.............................................................................

1.2. Nguồn gốc:

- Giống nền (Tên, số Quyết định công nhận, số Quyết định hoặc Thông tư ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam);

- Sự kiện chuyển gen (Tên gen được chuyển, tác giả của tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học).

- Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (số, ngày tháng năm, cơ quan ban hành).

1.3. Tổ chức đăng ký:

- Địa chỉ:...................................................................................................................

- Điện thoại:…………..Fax:…………………E-mail:..................................................

2. Tóm tắt quá trình nghiên cứu, phát triển của giống cây trồng biến đổi gen.

3. Bố trí khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng (cơ sở khảo nghiệm, địa điểm, thời gian, quy mô diện tích khảo nghiệm...)

4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.

5. Kết quả khảo nghiệm:

5.1. Kết quả khảo nghiệm so sánh diện hẹp:

- Về sự tương đồng giữa giống cây trồng biến đổi gen so với giống nền về các tính trạng hình thái đặc trưng chủ yếu;

- Về giá trị sử dụng (năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng, giá trị ưu việt của giống cây trồng biến đổi gen so với giống nền).

5.2. Kết quả khảo nghiệm so sánh diện rộng (thời gian sinh trưởng, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh bất lợi);

5.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của giống chuyển gen;

5.4. Khả năng mở rộng giống ra sản xuất: vùng sinh thái, vụ sản xuất;

5.5. Quy trình sản xuất giống cây trồng biến đổi gen.

6. Kết luận và đề nghị.

7. Phụ lục:

7.1. Quyết định thành lập Hội đồng khoa học công nghệ cấp cơ sở; Biên bản họp Hội đồng khoa học công nghệ cấp cơ sở;

7.2. Biên bản kiểm tra đối với trường hợp quy định tại điểm đ, khoản 4 Điều 7 Thông tư này;

7.3. Hình ảnh về khảo nghiệm so sánh;

7.4. Nhận xét đánh giá của cơ sở khảo nghiệm, tài liệu khác (nếu có).

………,ngày….tháng….năm….
Tổ chức đăng ký
(Ký tên và đóng dấu)

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 29/2014/TT-BNNPTNT

Hanoi, September 05, 2014

 

CIRCULAR

ON THE AMENDMENTS TO THE ARTICLE 7 OF THE CRICULAR No 23/2010/TT-BNNPTNT DATED 07 APRIL 2010 ON THE RECOGNITION OF BIOTECHNOLOGY ADVANCES OF THE SECTOR OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Law of Science and Technology dated 18 June 2013;

Pursuant to the Law of Technical Standards and Regulations dated 29 June 2006;

Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/NĐ-CP dated 01 August 2007 on the details for the enforcement of certain articles of the Law of Technical Standards and Regulations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 69/2010/NĐ-CP dated 21 June 2010 on the regulations on the bio-safety of genetically engineered organisms, genetics specimens and products from genetically engineered organisms;

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/NĐ-CP dated 26 November 2013 on the regulations on functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 11/2006/QĐ-TTg dated 12 January 2006 on the Ratification of the “Primary program for the development and application of biotechnology in the sector of agriculture and rural development to the year of 2020";

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the requests of the Head of the Department of Crop production and Head of the Department of Science, Technology and Environment;

Minister of Agriculture and Rural development has issued the Circular on amendments to the Article 7 of the Circular No. 23/2010/TT-BNNPTNT dated 07 April 2010 on the recognition of biotechnology advances of the sector of agriculture and rural development.

Article 1. Amendments to Section 2 and accessions to Section 3, 4, 5 and 6, Article 7, Circular 23/2010/TT-BNNPTNT on the recognition of biotechnology advances of the sector of agriculture and rural development

"Article 7. Exceptional recognition

2. The exceptional recognition of biotechnology advances of a variety, as defined in the List of vegetation eligible for production and trade in Vietnam (referred to as the base variety), with one or a combination of transgenic events certified and endorsed in writing for bio-safety and eligibility to be foodstuffs and feed (referred to as genetically engineered varieties) shall be permissible upon the genetically engineered varieties’ satisfaction of the following requirements:

a) The requirements as defined in Section 1 and Section 2, Article 6 of this Circular;

b) The primary typical traits and morphology of the genetically engineered variety and those of the base variety are homogeneous, except for characteristics affected by the transgenic events.

3. The concerned organization prepares the application for the exceptional recognition of the genetically engineered variety, which has undergone the comparison test with the base variety and the risk assessment test simultaneously, according to Section 5 of this Article.

4. If the genetically engineered variety does not undergo the comparison test with the base variety:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The organization that has the genetically engineered variety shall enter a contract with a testing facility appointed to conduct the typical comparison test for at least 01 crop season in 02 sites;

c) The organization that has the genetically engineered variety shall carry out demonstration tests for comparison in organic agricultural land areas recommended for the use of the variety. One hectare of each site in one crop season at least shall be tested.

d) Typical comparison tests can be carried out before or during demonstration tests for comparison;

dd) Department of Crop production shall lead and coordinate with the Department of Science, Technology and Environment and a Department of Agriculture and Rural Developments to inspect and record details in writing during a comparison test at the test site;

e) At the end of the tests, the organization that has the genetically engineered variety shall prepare the application for exceptional recognition according to Section 5 of this Article.

5. The application for exceptional recognition

The organization that has the genetically engineered variety shall submit one application for the exceptional recognition of the variety genetically modified to the Department of Crop production by hand or by post. An application comprises:

a) The letter of application for the exceptional recognition of the genetically engineered variety, as per the form defined in Appendix 8 of this Circular;

b) The report of tests comparing the genetically engineered variety and the base variety, as per the form defined in Appendix 9 of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Procedures and time limit for the exceptional recognition process:

a) In 05 working days upon the receipt of documents, the Department of Crop production shall consider such papers and inform the applicant in writing of the endorsement of the validity of documents or the request of additional files. The time for the supplementation of documents shall not be included in the length of time of the consideration of the validity of documents;

b) In 20 working days upon the receipt of full valid documents, the Department of Crop production shall examine such papers and establish a Council for the evaluation and exceptional recognition of biotechnology advances of the genetically engineered variety.

The members of the said Council are defined in Section 1, Article 9 of this Circular. The council shall assess and send the application, as defined in Appendix 4 of this Circular, to the Department of Crop production in at most 01 day before the Council's meeting. The proceedings of the Council are defined in Section 2, Article 9 of this Circular. Department of Crop production shall consider the Council’s opinions. If requirements for recognition are not satisfied, the applicant shall be informed in writing of the ineligibility and reasons;

c) In 05 working days upon the completion of the application as concluded by the Council, the Department of Crop production shall send the documents to the Department of Science, Technology and Environment, which in turn delivers such papers to the Minister for opinions on the exceptional recognition of biotechnology advances of the genetically engineered variety. The set of such documents includes a letter to the Minister, which specifies the necessity, progress and summarized findings of the tests, evaluation and recommendation for exceptional recognition; a written record of the Council's meeting; an assessment report of the Department of Crop production; the application for exception recognition; the draft Decision on the approval of the exceptional recognition of biotechnology advances of the genetically engineered variety;

d) In 05 working days upon the receipt of the documents bound for the Minister, the Department of Science, Technology and Environment shall lead and coordinate with the Department of Legal affairs to examine and appraise the fullness and validity of such documents and the past sequence and timeline of the exception recognition process. If regulations are observed, the Department of Science, Technology and Environment shall deliver documents to the Minister for the approval of the exception recognition of biotechnology advances of the genetically engineered variety;

dd) In 03 working days upon the Minister’s approval, the Department of Crop production shall issue the Decision on the exception recognition of biotechnology advances of the genetically engineered variety. If requirements are not met, the applicant must be informed in writing of the ineligibility and reasons."

Article 2. Enforcement

1. This Circular comes into force as of October 20, 2014.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Quoc Doanh

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 sửa đổi Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.961

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.158.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!