Để cho người lao động nắm được những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng lao động. Chúng tôi xin gửi đến Quý thành viên bài viết dưới đây.
>> Một số quyền lợi mà người lao động được hưởng khi bị tạm đình chỉ công việc
>> Một số lưu ý cho doanh nghiệp trong khi giao kết hợp đồng lao động
Trước khi giao kết hợp đồng chính thức, người lao động và người sử dụng lao động có thể Giao kết hợp đồng thử việc.
Khi giao kết hợp đồng này, người lao động cần lưu ý, đối với một công việc thì chỉ được thử việc một lần.
Tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó (Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp).
Về thời gian thử việc:
- Không quá 60 ngày đối với vị trí công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày đối với vị trí công việc yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác.
Quý thành viên có thể tham khảo thêm thông tin về hợp đồng thử việc tại bài viết: 09 câu hỏi thường gặp khi giao kết Hợp đồng thử việc.
Sau khi hết thời hạn thử việc, nếu đạt yêu cầu thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ giao kết hợp đồng chính thức. Tùy theo tính chất công việc và nhu cầu sử dụng lao động, các bên phải giao kết HĐLĐ thuộc một trong các loại sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian không quá 36 tháng.
Về quyền:
- Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Đình công.
Về nghĩa vụ:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Lương là một điều quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động. Lương hoàn toàn do 2 bên thoả thuận nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Tiền lương thoả thuận không được thấp hơn Mức lương tối thiểu theo vùng quy định tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;
- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;
- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;
- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Để xác định doanh nghiệp mình hoạt động theo vùng nào, Quý thành viên có thể truy cập TẠI ĐÂY.
Về hình thức trả lương, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động theo các hình thức dưới đây:
- Trả lương theo thời gian: Theo tháng, theo tuần, theo ngày.
- Trà lương theo sản phẩm.
- Trả lương khoán.
Thời giờ làm việc bình thường là không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giời trong một tuần.
Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Quý thành viên cần biết giờ làm ban đêm bởi vì: Thời giờ làm việc khi thoả thuận có thể không phải là hoàn toàn là ban ngày, có thể dàn trải ra ban đêm, và khi làm việc vào ban đêm thì tiền lương sẽ cao hơn làm việc vào ban ngày.
Về thời giờ nghỉ ngơi, ngoài nghỉ giải lao giữa giờ trong ngày làm việc bình thường và ngày nghỉ hằng tuần, thì một năm người lao động đi làm đủ 12 tháng thì sẽ có 12 ngày phép năm và nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày lể tết. Quý thành viên có thể xem chi tiết tại các công việc: Chế độ ngày nghỉ hàng năm của người lao động; Các chế độ ngày nghỉ cho người lao động.
Theo khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
Đây là một điều khoản không bắt buộc trong hợp đồng lao động, những khi người lao động làm việc có liên quan đến bí mật kinh doanh thì thường trong hợp đồng lao động có điều khoản này. Thế nên, người lao động cần đọc, tìm hiểu kỹ điều khoản này khi giao kết và thực hiện hợp đồng.
Để hiểu hơn về nội dung này, Quý thành viên có thể tham khảo bài viết “Hiểu về điều khoản bảo mật – “hạn chế cạnh tranh” trong HĐLĐ”.
Trong một số trường hợp cụ thể, người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người lao động và người sử dụng lao đọng đều phải tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong những trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật lao động;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật lao động;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật lao động;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Đồng thời, người lao động cần nên lưu ý các vấn đề mình gặp phải nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật qua bài viết: Một số lưu ý cho Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Tài Giỏi