Trong một số trường hợp thì NLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Sau đây là một số lưu ý về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật của NLĐ
>> Những điều cần biết về Thị thực cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
>> 05 khoản bồi thường thiệt hại mà doanh nghiệp và người lao động cần biết
Theo quy định tại Điều 39 Bộ Luật lao động 2019, về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
“Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.” |
Căn cứ vào Điều 35 và Điều 39 Bộ Luật lao động 2019, Người lao động bị coi là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nếu không báo trước cho người sử dụng lao động theo thời gian như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Tổng hợp quy định về “Đơn phương chấm dứt HĐLĐ”.
- Lưu ý: Về hình thức, việc báo trước này có thể báo trước bằng văn bản hoặc bằng email hay bằng miệng đều được vì pháp luật lao động chỉ quy định là phải báo trước chứ không bắt buộc là phải bằng văn bản hay email, bằng miệng.
Như vậy, khi Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì đã xâm phạm đến quyền của người sử dụng lao động. Căn cứ vào nghĩa vụ của Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, ta có thể xác định được quyền mà người còn lại được nhận. Dưới đây là những hậu quả pháp lý khác nhau khi Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Theo Điều 40 của Bộ Luật lao động 2019, Điều 49 của Luật việc làm 2013 Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ bị mất một số quyền lợi và phải thực hiện một số nghĩa vụ như sau:
Thứ nhất, không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp
Trong đó, tiền trợ cấp thôi việc là khoản tiền được trả cho Người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc. Như vậy, nếu chấm dứt hợp đồng lao đồng trái luật, Người lao động hoàn toàn mất khoản trợ cấp này.
Thứ hai, Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước..
Ví dụ, Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn và hưởng lương 20.000.000 đồng theo hợp đồng lao động, khi nghỉ việc phải báo trước 30 ngày, tuy nhiên Người lao động chỉ báo trước 15 ngày. Vì thế, Người lao động phải trả cho Người sử dụng lao động tiền lương tương ứng với 15 ngày không báo trước và nửa tháng lương là 10.000.000 đồng.
Thứ ba, phải hoàn trả chi phí đào tạo cho chủ sử dụng lao động.
Nếu Người lao động đã được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của chủ sử dụng lao động, thì khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, Người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo này. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
“Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 1. Không được trợ cấp thôi việc. 2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. 3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này." |
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền và lợi ích của mỗi bên. trừ một số trường hợp có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động 1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm." |
Xem chi tiết công việc tại : Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Một số lưu ý cho Doanh nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Trúc Vy