Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin tổng hợp các quy định pháp luật về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt đối với 3 loại hợp đồng: Hợp đồng không xác định thời hạn, Hợp đồng xác định thời hạn và Hợp đồng thời vụ.
>> DN dễ mắc các sai phạm sau đây trong lĩnh vực lao động (phần 2)
>> 20 điều kiêng kỵ khi sử dụng lao động
Quý khách xem chi tiết về 03 loại HĐLĐ tại công việc: “Giao kết hợp đồng lao động”.
1. Người sử dụng lao động
Lưu ý:
- NSDLĐ phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
- Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Do địch họa, dịch bệnh;
+ Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp: “Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định".
1. Người sử dụng lao động
2. Người lao động
Lưu ý: Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ là thuộc các trường hợp sau đây:
- Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;
- Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;
- Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
1. Người sử dụng lao động
2. Người lao động
Kiều Nga