Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thường gặp như: chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động hết hạn; do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế...
>> Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
>> Một số mốc thời gian lao động nữ sinh con cần biết
Để tránh những rắc rối không đáng có khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trân trọng gửi đến quý thành viên những công việc mà người sử dụng lao động và người lao động phải làm khi chấm dứt hợp đồng dưới đây:
Điều tiên quyết, doanh nghiệp cần làm để giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn, đó là: Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo về thời điểm hết hạn hợp đồng đến người lao động;
Tiếp đến, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải có văn bản Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
Cuối cùng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.
Xem chi tiết tại đây.
Trong trường hợp vì các lý do kinh tế hoặc vì có sự thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động; thì, trước hết, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động để lập Phương án sử dụng lao động.
Đây là cơ sở để doanh nghiệp minh bạch thực hiện việc tổ chức lại lao động của mình; đồng thời, việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại doanh nghiệp và thông báo trước 30 ngày cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Đối với những người lao động mà doanh nghiệp không thể tiếp tục quan hệ lao động, buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động; thì, ngoài nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản lợi ích hợp pháp cho họ, doanh nghiệp còn có nghĩa vụ trả Trợ cấp mất việc làm cho một số đối tượng cụ thể - xem chi tiết tại công việc "Phân biệt Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp mất việc làm".
Khi chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp (cụ thể là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp) phải có văn bản Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với từng người lao động.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.
Xem chi tiết tại đây.
Khi không thể tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của doanh nghiệp bị Tổ chức lại thì doanh nghiệp có trách nhiệm tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại doanh nghiệp mình và tại doanh nghiệp bị Tổ chức lại để lập Phương án sử dụng lao động.
Đối với những người lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp bị Tổ chức lại giải quyết việc chấm dứt hợp đồng lao động, có văn bản Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với từng người cụ thể;
Đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ chi trả Trợ cấp mất việc làm cho họ.
Xem chi tiết tại đây.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, doanh nghiệp và người lao động có quyền cùng nhau thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là HĐLĐ).
Hiện nay, không có quy định cụ thể về việc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ là như thế nào và phải thực hiện làm sao. Do đó, nếu chủ quan khi thực hiện thỏa thuận sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp không mong muốn.
Chính vì thế, doanh nghiệp và người lao động cần phải lập thành văn bản thể hiện chi tiết thỏa thuận của đôi bên.
Xem chi tiết tại đây.
Đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng: xem chi tiết tại đây.
Đối với trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng: xem chi tiết tại đây.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Kiều Nga