Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ giải đáp thắc mắc của Quý thành viên về tiền lương của chủ DNTN, công ty TNHH MTV?
>> Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh
“Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”
Ngoài ra, tham khảo thêm Công văn 727/TCT-CS ngày 03/03/2015 của Tổng cục thuế:
"Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoán chi phí quy định tại tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên."
Như vậy:
Tiền lương, tiền công của chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh) sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
" Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động”
Theo quy định nêu trên, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động là thu nhập chịu thuế TNCN. Vấn đề đặt ra là chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) có phải là người lao động không? Thu nhập mà doanh nghiệp trả cho họ có phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công không?
Trường hợp 1: Chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) là người lao động.
Theo quy định tại Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 thì chủ DNTN phải là người đại diện theo pháp luật của công ty, do đó chủ DNTN không được xem là người lao động.
Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải là người đại diện theo pháp luật hay giám đốc mà ký hợp đồng lao động làm việc tại công ty và nhận lương đối với công việc đó thì họ là người lao động.
Khi đó, khoản thu nhập tương ứng với công việc quy định trong hợp đồng lao động mà chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) nhận được là khoản tiền lương, tiền công và chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Ví dụ: A là chủ công ty TNHH MTV ABC, B (vợ của A) là người đại diện theo pháp luật của công ty. A ký hợp đồng lao động với công ty ABC (B đại diện công ty ký HĐLĐ) với chức vụ nhân viên kỹ thuật. Khi đó, khoản tiền lương cam kết trong HĐLĐ của A là tiền lương, tiền công và phải chịu thuế TNCN.
Trường hợp 2: Chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải là người lao động.
Trường hợp chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) là người đại diện theo pháp luật và có thể đồng thời là giám đốc công ty thì họ không phải là người lao động.
Vì vậy, khoản tiền của chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) nhận được do chính bản thân chi trả không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công và không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Theo hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì:
“c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.”
Theo quy định nêu trên thì khoản thu nhập mà chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) nhận được sau khi nộp thuế TNDN theo quy định là khoản thu nhập từ đầu tư vốn.
Chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập khác không liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân như: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ thừa kế, quà tặng...
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”
Trường hợp 1: Chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) là người lao động.
Theo như phân tích tại trường hợp 1 mục 2 nêu trên, trường hợp chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải là người đại diện theo pháp luật hay giám đốc mà ký hợp đồng lao động làm việc tại công ty và nhận lương đối với công việc đó thì trường hợp này họ là người lao động.
Nếu chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) đáp ứng điều kiện tại điểm a, b hoặc h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu trên thì họ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Trường hợp 2: Chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phải là người lao động.
Theo căn cứ tại trường hợp 2 mục 2 nêu trên, khoản tiền của chủ DNTN, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) nhận được do chính bản thân chi trả không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công, vì vậy, chủ các doanh nghiệp này không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Tham khảo các công văn:
- Công văn 727/TCT-CS năm 2015.
- Công văn 1404/TCT-TNCN năm 2017.