Để đưa hàng hóa ra thị trường thì doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn các phương thức đăng ký sao cho phù hợp với mục đích cũng như quy định về điều kiện để đưa hàng hóa ra thị trường như sau:
>> Tổng hợp văn bản QPPL về Sở hữu trí tuệ đang có hiệu lực
Doanh nghiệp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp … Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu khác.
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác. Việc này nhằm đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp, tức là nhãn hiệu mà doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của một người nào khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hay chưa.
Ngoài ra, việc tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi đăng ký và giảm thiểu rủi ro.
Quý khách vui lòng xem chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ tại công việc: “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu”.
Để đưa hàng hóa ra thị trường thì cần xem xét xem doanh nghiệp của mình đã đăng ký kinh doanh ngành nghề bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa chưa? Nếu chưa đăng ký, thì sẽ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Sở kế hoạch đầu tư.
- Quý khách vui lòng xem chi tiết thủ tục tại công việc: “Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh”.
- Về mã ngành nghề bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa: tùy theo sản phẩm kinh doanh cụ thể là gì mà quý khách có thể lựa chọn chi tiết về mã ngành kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa tại đây.
Tiêu chuẩn chất lượng là văn bản kỹ thuật quy định các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, phương pháp thử các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, các yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Việc đăng ký tiêu chuẩn chất lượng nhằm nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường...
Để đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, có 02 dạng công bố là công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn. Cụ thể như sau:
- Công bố hợp quy: là họat động bắt buộc. Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Quý khách vui lòng xem chi tiết đối tượng công bố, thủ tục công bố tại bài viết: Phải làm gì để Công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa…?
- Công bố hợp chuẩn: là một hoạt động tự nguyện. Doanh nghiệp tự công bố đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Quý khách vui lòng xem chi tiết đối tượng công bố, thủ tục công bố tại bài viết: Muốn công bố hợp chuẩn, doanh nghiệp cần phải làm gì?
Đăng ký lưu hành là quá trình thực hiện các thủ tục theo quy định để thẩm định tính khoa học, tính thực tiễn, độ chính xác của bộ xét nghiệm nhanh và tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị đăng ký để cho phép lưu hành bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.
Theo quy định của pháp luật thì một số sản phẩm cần phải đăng ký lưu hành khi đưa ra ngoài thị trường; Và tùy theo sản phẩm đó là thực phẩm, dược phẩm hay mỹ phẩm ... thì hồ sơ đăng ký lưu hành của chúng cũng khác nhau.
Để chứng minh quyền sở hữu độc quyền của doanh nghiệp đối với sáng chế thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký và phạm vi bảo hộ theo đó sẽ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra thì văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế sẽ là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của doanh nghiệp ...
Mời xem chi tiết tại các công việc:
- Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.
Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.
Mã vạch được in trên sản phẩm nhằm mục đích mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Có thể dựa vào mã vạch để biết được các thông tin về nhà sản xuất, hàng của nước nào, sản phẩm đó có chính hãng hay không…
Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch gồm:
Biểu mẫu điện tử kê khai thông tin đăng ký có chữ ký số. Các nội dung trong biểu mẫu điện tử thực hiện theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ;
Bản sao điện tử Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương.
Tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ đồng thời đóng phí đăng ký và duy trì thông qua chức năng thanh toán trực tuyến theo quy định pháp luật.
Nơi nộp hồ sơ: tại các cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch (sau đây gọi là Tổ chức tiếp nhận hồ sơ).
Thời hạn giải quyết:
Trường hợp hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân đóng các khoản phí theo quy định; trong thời hạn 10 ngày, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch bản điện tử với các thông tin quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ;
Trường hợp hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn về mã số, mã vạch quốc gia thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo cho tổ chức, cá nhân để sửa đổi, bổ sung thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc các kênh thông tin của tổ chức, cá nhân đăng ký. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo, tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ đã đăng ký;