Việc truyền tải, đưa tác phẩm đến với công chúng có thể bằng nhiều cách khác nhau nhưng thông qua người biểu diễn là phổ biến nhất. Chủ thể biểu diễn tác phẩm là một chủ thể được pháp luật sở hữu trí tuệ quan tâm và bảo hộ các quyền của họ. Tại Việt Nam do tính chất phức tạp của loại hình quyền này, cũng như do nhận thức của các chủ thể có liên quan còn hạn chế nên công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn gặp nhiều khó khăn. Vậy người biểu diễn là ai, họ có những quyền gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>> Nhãn hàng hóa có được bảo hộ không?
>> Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
Nguồn: Internet
1. Người biểu diễn là ai?
Ngày 1 tháng 12 năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành các thủ tục gia nhập và chính thức là thành việc của Công ước ROME về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. Tại Điều 3 Công ước này định nghĩa về người biểu diễn như sau:
Người biểu diễn là các diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Tại khoản 1 Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng ghi nhận những tổ chức, cá nhân là người biểu diễn bao gồm: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật
2. Quyền của người biểu diễn
Khi thỏa mãn các điều kiện luật định thì người biểu diễn được hưởng các quyền đối với với cuộc biểu diễn của họ. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, quyền của người biểu diễn gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân là những quyền người biểu diễn không thể chuyển giao và được bảo hộ vô thời hạn. Theo quy định của khoản 2 điều 29 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
Nếu người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì còn được hưởng các quyền tài sản là độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền:
Người biểu diễn thông qua việc thực hiện hoặc cho phép thực hiện hay chuyển giao các quyền tài sản để thu các lợi ích kinh tế. Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân muốn sử dụng khai thác các quyền này thì phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu quyền là hoàn toàn hợp lý
3. Hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn
Căn cứ quy định tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn bao gồm:
Căn cứ pháp lý: