Trong năm 2024, quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được pháp luật quy định như thế nào? Nội dung cụ thể ra sao? Xin cảm ơn! – Trương Mỹ (Tiền Giang).
>> Những trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan và giới hạn quyền liên quan 2024
>> Các trường hợp được xem là xâm phạm quyền liên quan 2024
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình trong năm 2024 được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ). Cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 9 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng bản sao dưới bất kỳ hình thức nào với số lượng hợp lý.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định như sau:
2.1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:
- Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất Mục 2.3.
- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại gạch đầu dòng thứ hai Mục 2.3.
- Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình, kể cả sau khi được phân phối bởi nhà sản xuất hoặc với sự cho phép của nhà sản xuất.
- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản ghi âm, ghi hình của mình, bao gồm cả cung cấp tới công chúng bản ghi âm, ghi hình theo cách mà công chúng có thể tiếp cận tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.
2.2. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 2.1 nêu trên phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2.3, các Điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2.3. Chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:
- Sao chép bản ghi âm, ghi hình chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp bản ghi âm, ghi hình, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại.
- Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
Căn cứ Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền của tổ chức phát sóng được quy định như sau:
3.1. Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:
- Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình.
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần bản định hình chương trình phát sóng của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất Mục 3.3.
- Định hình chương trình phát sóng của mình.
- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản định hình chương trình phát sóng của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại gạch đầu dòng thứ hai Mục 3.3.
3.2. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3.3, các Điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3.3. Chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:
- Sao chép chương trình phát sóng chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp chương trình phát sóng, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại.
- Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản định hình chương trình phát sóng đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.