Hiện nay trong hoạt động thương mại, nhiều người vẫn nhầm lẫn về “ủy thác mua bán hàng hóa” và “nhượng quyền thương mại”. Tuy nhiên về bản chất của hai hoạt động này là hoàn toàn khác nhau. PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi đến quý thành viên bảng phân biệt 02 hoạt động này
>> Những mức xử phạt hành chính phổ biến dành cho Hộ kinh doanh
>> Hậu quả pháp lý khi chủ Doanh nghiệp tư nhân chết
Tiêu chí |
Ủy thác mua bán hàng hóa |
Nhượng quyền thương mại |
Khái niệm |
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác. |
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. |
Chủ thể của hoạt động |
- Bên ủy thác; - Bên nhận ủy thác. |
- Bên nhượng quyền; - Bên nhận quyền. |
Tư cách chủ thể |
- Bên nhận ủy thác phải là thương nhân; - Bên ủy thác mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. |
- Cả hai bên bắt buộc phải là thương nhân. |
Điều kiện tham gia hoạt động đối với chủ thể |
Không yêu cầu điều kiện. |
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. |
Đối tượng tác động |
Hàng hóa trong lưu thông (trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu). |
Hàng hóa, dịch vụ được phép nhượng quyền thương mại (không phải hàng hóa, dịch vụ bị cấm). |
Quyền của các chủ thể |
- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác; 2. Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật thì phải liên đới chịu trách nhiệm. - Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; 2. Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác; 3. Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác. |
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây: 1. Nhận tiền nhượng quyền; 2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại; 3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. - Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; 2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. |
Nghĩa vụ của các chủ thể |
- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây: 1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; 2. Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác; 3. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận; 4. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật. - Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây: 1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận; 2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; 3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận; 4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác; 5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; 6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận; 7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra. |
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây: 1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; 2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; 3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền; 4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; 5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại. - Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: 1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại; 2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; 3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; 4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; 5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; 6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; 7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. |
Thủ tục đăng ký tham gia hoạt động |
Không phải đăng ký |
- Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Công thương (trừ các trường hợp: nhượng quyền trong nước; nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài). - Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương |
Căn cứ pháp lý:
Thế Hoàng