Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025. Theo đó, trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.
>> Rút ngắn thời gian cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu từ ngày 01/7/2025
>> Từ ngày 01/7/2025, đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Căn cứ khoản 6 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025), trường hợp trong tháng đầu làm việc hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Trong khi đó, theo quy định tại tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y yế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Theo đó, từ ngày 01/7/2025, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng đầu làm việc hoặc trong tháng đầu trở thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động |
Từ ngày 01/7/2025, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định năm 2024 là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH), mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBX. Cụ thể như sau:
(i) Mức lương theo công việc hoặc chức danh:
- Mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019.
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
(ii) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:
Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
(iii) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Căn cứ điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Lưu ý:
Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng
Xem chi tiết tại bài viết: Rút ngắn thời gian cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu từ ngày 01/7/2025
Xem chi tiết tại bài viết: Từ ngày 01/7/2025, đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có thể được hưởng lương hưu