Mức thu nhập tối thiểu và tối đa để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/07/2025 phải đưuọc thực hiện theo đúng quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
>> Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ đầu năm 2025
>> 07 quyền lợi của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
Ngày 29/06/2024, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2025. Theo đó, mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất và cao nhất được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Theo quy định khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chi tiết như sau:
Mức tối thiểu |
: |
Bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn |
Mức tối đa |
: |
Bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện |
Như vậy, quy định về mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được xây dựng nhằm đảm bảo tính linh hoạt và công bằng cho người tham gia. Với mức thu nhập tối thiểu bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, quy định này tạo điều kiện để những người có thu nhập thấp, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vẫn có thể tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội. Đồng thời, mức cao nhất là 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng giúp bảo đảm sự đóng góp phù hợp với khả năng tài chính của những người có thu nhập cao hơn. Sự cân bằng này không chỉ khuyến khích nhiều đối tượng tham gia, mà còn góp phần tạo ra nguồn lực bền vững cho quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn, đồng thời thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn diện.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Mức thu nhập tối thiểu và tối đa để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà công dân Việt Nam tự nguyện tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định chi tiết về các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
(i) Trợ cấp thai sản: hỗ trợ người lao động khi mang thai, sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi,…
(ii) Hưu trí: đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu.
(iii) Tử tuất: hỗ trợ gia đình người lao động trong trường hợp họ qua đời.
(iv) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động: bảo vệ người lao động trước rủi ro tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp.
Những chế độ này góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định cuộc sống và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình lao động.
Chi tiết về hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cụ thể như sau:
Điều 27. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật này nếu nộp qua người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tự nộp thì hồ sơ là tờ khai quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.