Tham gia bảo hiểm là một trong những trách nhiệm doanh nghiệp phải thực hiện từ khi thành lập đến xuyên suốt quá trình hoạt động. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng khi thực hiện trách nhiệm bảo hiểm này.
>> Thuê người chăm con ốm có được hưởng tiền trợ cấp BHXH không?
>> 15 vướng mắc nổi bật về chế độ Ốm đau – Thai sản (Phần 2)
Doanh nghiệp sử dụng người lao động là đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y Tế (BHYT), Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN) có trách nhiệm phải đăng ký tham gia các loại bảo hiểm cho người lao động khi ký kết hợp đồng lao động.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hiểm để nộp cho Cơ quan bảo hiểm cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Quý thành viên có thể xem chi tiết tại công việc: Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu.
Khi có sự thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN thì doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan BHXH; Cụ thể đối với các trường hợp sau đây:
- Trường hợp tăng, giảm lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN.
- Trường hợp thay đổi thông tin đơn vị sử dụng lao động: như tên doanh nghiệp, địa điểm đăng ký kinh doanh, mã số doanh nghiệp, v.v.
- Trường hợp thay đổi mức lương tính đóng bảo hiểm của người lao động.
- Gia hạn thẻ BHYT hết hạn sử dụng cho người lao động.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN: Tăng, giảm lao động tham gia; thay đổi thông tin đơn vị sử dụng lao động; thay đổi mức lương; gia hạn thẻ BHYT.
Có 04 loại bảo hiểm mà doanh nghiệp và người lao động bắt buộc tham gia. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp (BH TNLĐ, BNN ) được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Theo đó, tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm của doanh nghiệp cụ thể như sau:
Các khoản trích theo lương |
BHXH |
BHYT |
BHTN |
BH TNLĐ, BNN |
Tổng cộng |
Tỷ lệ trích vào doanh nghiệp |
17% |
3% |
1% |
0,5% |
21,5% |
Quý thành viên có thể tham khảo công việc, bài viết dưới đây:
- Giúp doanh nghiệp phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc;
- Giúp doanh nghiệp phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc – Phần 2.
Trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc, BHTN và BHYT của doanh nghiệp và người lao động được quy định tại Điều 4 của Nghị định 44/2013/NĐ-CP.
Theo đó, việc doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia các loại bảo hiểm hay không phải dựa vào hợp đồng lao động mà các bên đã ký kết. Riêng đối với BHTNLĐ, BNN thì doanh nghiệp khi đang giao kết hợp đồng lao động với người lao động đều phải tính đóng bảo hiểm này nếu người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Quý thành viên có thể xem chi tiết công việc: Giao kết hợp đồng lao động với người lao động có làm việc ở nơi khác.
Như đã đề cập ở phần 2, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN khi tăng, giảm lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Khi doanh nghiệp chậm báo tăng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền với mức từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Khi doanh nghiệp chậm báo giảm lao động, doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nếu không kịp thời báo giảm, doanh nghiệp phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Báo tăng/giảm lao động muộn, DN bị xử lý như thế nào?
Các lỗi thường gặp ở đây có thể là chậm đóng, đóng không đúng mức hoặc không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN,…
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Các lỗi về BHXH, BHTN mà doanh nghiệp thường vướng phải.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Kim Hằng