Tra cứu Thuật ngữ pháp lý

STTThuật ngữMô tảNguồn 
801 Bệnh dại
Hết hiệu lực
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virut thuộc họ Rhabdoviridae gây ra, gặp ở nhiều loài động vật và ở người. Con vật bị bệnh lúc đầu thường điên cuồng, cắn xé đồ vật, những con vật khác hoặc người và truyền bệnh qua những vết cào, vết cắn; trước khi chết, con vật bị bệnh thường chuyển sang thời kỳ bại liệt 05/2007/NĐ-CP
802 Bệnh dịch động vật
Hết hiệu lực
là một bệnh truyền nhiễm của động vật có thể lây lan thành dịch 12/VBHN-BNNPTNT
803 Bệnh đốm trắng
Hết hiệu lực
Đây là bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn nhất cho tôm nuôi . a) Tên gọi khác: Penaeid Acute Viremia (PAV); b) Tác nhân gây bệnh: White Spot Syndrome Virus (WSSV); c) Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) và các loài giáp xác khác ở mọi giai đoạn sinh trưởng; d) Phân bố, mùa vụ, lan truyền: Bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó lan nhanh sang các nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa đầu mùa khô, khi tôm nuôi được khoảng 45-60 ngày tuổi. Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang và đường truyền dọc; đ) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có màu hồng đến hồng đỏ, xuất hiện những đốm màu trắng có đường kính từ 0,5-3 mm ở mặt trong lớp vỏ kitin vùng đầu ngực và đốt bụng thứ 5, 6 sau đó lan ra toàn thân. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 3-5 ngày 52/2011/TT-BNNPTNT
804 Bệnh LTQĐTD
Hết hiệu lực
Là các bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng, đơn bào và các nguyên nhân khác gây nên và lây lan qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, qua đường máu và lây từ mẹ sang con 2691/2002/QĐ-BYT
805 Bệnh nghề nghiệp
Hết hiệu lực
Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động, sản xuất có hại của nghề nghiệp tác động đối với sức khỏe người lao động 19/2011/TT-BYT
805 Bệnh nghề nghiệp
Hết hiệu lực
Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật. 14/2004/QĐ-BTC
805 Bệnh nghề nghiệp
Hết hiệu lực
là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. 12/2006/TT-BYT
806 Bệnh phẩm
Hết hiệu lực
là mẫu được lấy từ động vật sống hoặc chết, có chứa hoặc nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng được gửi tới các phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh 12/VBHN-BNNPTNT
807 Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm 03/2007/QH12
808 Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh. 55/2010/QH12
809 Bệnh viện công lập
Hết hiệu lực
là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập 44/2007/QĐ-BYT
810 Bệnh viện đăng ký thời gian hoạt động
Hết hiệu lực
Là 24 giờ/ngày và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện phải là người làm việc đầy đủ thời gian hoạt động hành chính của bệnh viện không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ và không bao gồm thời gian trực 41/2011/TT-BYT
811 Better Management Practices, viết tắt là BMP
Hết hiệu lực
Là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản tại các cơ sở nuôi có cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhỏ lẻ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đồng thời giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường 56/2008/QĐ-BNN
812 Bị can
Hết hiệu lực
là người đã bị khởi tố về hình sự. 19/2003/QH11
813 Bị cáo
Hết hiệu lực
là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử. 2. Bị cáo có quyền: a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; b) Tham gia phiên toà; c) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án; i) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án; k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. 19/2003/QH11
815 Bị đơn dân sự
Hết hiệu lực
là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. 19/2003/QH11
816 Bị đơn trong vụ án dân sự
Hết hiệu lực
là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. 24/2004/QH11
817 Bí mật
Hết hiệu lực
Là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng cần phải giữ kín, nếu để lộ sẽ gây nguy hại cho công tác quốc phòng, quân sự của Nhà nước và Quân đội 91/2012/TT-BQP
819 Bí mật cá nhân của người tiêu dùng
Hết hiệu lực
a) Là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng; b) Đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật; c) Việc tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của người tiêu dùng và có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất và tinh thần khác đối với người tiêu dùng. 19/2012/NĐ-CP

« Trước4142434445464748495051525354555657585960Tiếp »

Đăng nhập


DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.244.75
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!