Hiện tại cty tôi có lđ đã hết tuổi lao động(nữ 55) có thời gian đóng BHXH được 7 năm. Vậy TH này đơn vị có nên kết thúc thời gian làm việc khi hết tuổi lao động hay thỏa thuận như thế nào để phù hợp?
Hiện tại cty tôi có lđ đã hết tuổi lao động(nữ 55) có thời gian đóng BHXH được 7 năm. Vậy TH này đơn vị có nên kết thúc thời gian làm việc khi hết tuổi lao động hay thỏa thuận như thế nào để phù hợp?
Tôi ký kết hợp đồng lao động với công ty R, với loại hợp đồng không thời hạn. Công ty giữ bằng gốc của tôi, và lập bản thỏa thuận sử dụng biện pháp bằng tiền để áp đặt người lao động nếu tôi nghỉ trước thời hạn, vì rất cần việc nên tôi có ký vào bản thỏa thuận. Tôi làm việc tại công ty hơn 3 năm thì do mẹ già ở quê nhà bị ốm nặng nên tôi xin nghỉ không lương 2 tháng theo đơn xin nghỉ việc không lương ngày 24-10-2015 để về chăm sóc mẹ già. Tôi về công ty để thanh toán số tiền còn lại mà công ty chưa trả lương cho tôi của năm 2015 thì lãnh đạo công ty lại giảm 50% tiền lương so với hợp đồng đã được ký kết và tôi phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo hình thức tự nguyện trong 2 tháng nghỉ việc không lương của năm 2015. Hết thời gian nghỉ việc không lương tôi trở lại công ty xin lãnh đạo bố trí tiếp tục công tác thì lãnh đạo công ty hứa chờ khi có việc sẽ bố trí. Đến nay hơn 3 tháng nhưng chờ mãi chẳng thấy việc đâu, tôi rất hoang mang khi chờ việc từ phía công ty nên tôi quyết định làm đơn chấm dứt hợp đồng ngày 7-3-2016 và yều cầu công ty chốt BHXH, hoàn trả toàn bộ hồ sơ và bằng đại học (gốc) và giải quyết chế độ chờ, nghỉ việc cho tôi. Sau hơn 30 ngày nộp đơn không thấy công ty R trả lời, tôi viết đơn khiếu nại gửi đến công ty nhưng sau 45 ngày cũng chẳng thấy công ty trả lời, tôi viết đơn khiếu nại lần 2 gửi cho công ty và Thanh tra Sở LĐ-TBXH. Sở LĐ-TBXH yêu cầu công ty giải quyết khiếu nại thì lúc này công ty mới viết thông báo mời tôi đến công ty để giải quyết. Ngày 13-4-2016, tôi về công ty để giải quyết khiếu nại theo đúng yêu cầu của công ty. Khi giải quyết khiếu nại tôi yêu cầu công ty viết biên bản làm việc có ý kiến hai bên một cách khách quan nhưng công ty không viết và thay vào đó là bản thông báo có ý kiến một chiều. Đến thời điểm hiện tại (ngày 22-4-2016) công ty không đồng ý giải quyết chế độ chờ việc, nghỉ việc, lương còn lại năm 2015 thậm chí không trả bằng gốc để tôi xin việc tại nơi làm việc mới nên tôi viết đơn này gửi luật sư tư vấn giúp. Vậy tôi xin được hỏi: Công ty R giữ bằng đại học (gốc) thì có đền bù thiệt hại khi tôi không có hồ sơ để xin việc tại nơi làm việc mới hay không? Tôi có phải trả khoản tiền theo bản thỏa thuận đó không? Chế độ chờ việc, nghỉ việc công ty không giải quyết có đúng không? Tôi có phải đóng BHXH 100% của các tháng chờ việc (đến nay đã hơn 6 tháng) theo yêu cầu của công ty có đúng không? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn.
Tôi là trưởng nhóm thợ xây dựng chuyên nhận thầu công việc tại các công trình xây dựng, sau đó giao lại cho anh em trong nhóm làm. Lâu nay, chúng tôi chỉ làm việc với đơn vị nhận thi công bằng việc trao đổi trực tiếp với nhau chứ không có hợp đồng lao động. Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có thể thay mặt cho những người lao động trong nhóm ký hợp đồng với đơn vị thi công có được không?
Công ty tôi là một công ty cơ khí, đòi hỏi thợ có tay nghề, chuyên môn cao. Công ty muốn ký hợp đồng ba năm với lao động đã nghỉ hưu làm công việc chuyên môn kỹ thuật có được không?
Kính gửi luật sư, Hiện công ty tôi đang có nhu cầu thuê 1 người làm tạp vụ với mức lương 1.400.000. Tuy nhiên, tôi đang băn khoăn không biết sẽ phải ký hợp đồng như thế nào với lao động trên. Tôi có nghĩ đến 2 trường hợp là: 1. Ký hợp đồng lao động: điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đóng BHXH, BHYT như thế nào? 2. Ký hợp đồng thuê làm dịch vụ: có liên quan đến việc phải thuế thu nhập cá nhân 10%? Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề trên.
Xin Luật sư tư vấn giúp: Cty chúng tôi mới thành lập Cty thành viên. Do đó có một số NLĐ đang ký HĐLĐ với Cty mẹ sẽ phải chuyển sang làm việc tại Cty thành viên. Các điều kiện về HĐLĐ không thay đổi như: công việc, chế độ tiền lương, BHXH... Như vậy chúng tôi có phải thoả thuận lại với NLĐ không? Thoả thuận miệng hay bằng văn bản? Xin cảm ơn nhiều.
Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra khai thác khoáng sản. Tại điều 2 quyết định ghi rõ Tổ công tác dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện (Không là thành viên trong tổ công tác) - phụ trách mảng khoáng sản. Phó Chủ tịch UBND huyện hoặc Tổ trưởng tổ công tác ký văn bản Kế hoạch thực hiện, trong đó có nội dung Tổ công tác (gồm cả công chức, viên chức, người lao động hợp đồng có tên trong Tổ công tác) trực 24/24 giờ, làm việc cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Xin hỏi, nội dung trên có đúng không, thẩm quyền có cho phép không, luật lao động và các quy định liên quan có cho phép không? . Trong trường hợp người trong tổ công tác đi làm (cả trong hoặc ngoài giờ hành chính) mà bị thương do các đối tượng liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép gây ra trong khi đang làm nhiệm vụ thì được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?
Hiện công ty tôi có một số người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, có hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Công ty tôi không muốn tiếp tục hợp đồng với những người lao động cao tuổi này. Tuy nhiên, căn cứ Điều 36, Khoản 4, và Điều 38 Bộ luật Lao động thì công ty không thể chấm dứt hợp đồng lao động. Điều 06, Khoản 2, Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì “Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động”. Quy định “hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động” nên được hiểu như thế nào? Là thỏa thuận hay công ty được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng? Cám ơn luật sư.
Xin luật sư tư vấn giúp tôi với nôi dung như sau: 1- Tôi làm việc cho công ty được 1 năm thì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi với lý do công ty không có việc (hợp đồng không nói rõ thời gian làm việc đến khi nào) nhưng công ty không thông báo trước và cũng không có công văn quyết định thôi việc như vậy quyền lợi của tôi và trách nhiệm của công ty đối với tôi khi đơn phương chấm dứt hợp đồng như vậy là như thế nào? Các khoản phụ cấp thôi việc nếu có thì được tính thế nào? Trường hợp của tôi như vậy thì theo luật lao động tôi được hưởng quyền lợi và chế độ gì? Xin luật sư tư vấn giúp và cung cấp cho tôi các điều luật nói trên để tôi có cơ sở tranh luận và yêu cầu công ty phải làm đúng nghĩa vụ và trả lại quyền lợi cho tôi. 2- Về BHXH, BHYT và thuế TNCN thì được tính như thế nào? Doanh nghiệp phải chịu bao nhiêu và cá nhân tôi phải chịu bao nhiêu % khi tham gia các khoảng BH nói trên. Trong một năm làm việc mà công ty không đóng BHXH và BHYT cho tôi, nay đơn phương chấm dứt hợp đồng như vậy thì tôi có quyền yêu cầu công ty thanh toán tiền BHXH và BHYT mà lẽ ra công ty phải đóng cho tôi hay không? Và nếu được thì được tính như thế nào? Tôi không hiểu biết nhiều về luật lao động xin luật sư tư vấn giúp tôi để tôi có cở sở yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ theo đúng qui định của pháp luật. Xin chân thành cám ơn luật sư
Tôi làm việc cho một Văn phòng đại diện tại Hà Nội được 5 năm và chuẩn bị nghỉ thai sản. Do quy mô văn phòng nhỏ, ít nhân viên nên Giám đốc đề nghị thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với tôi để tìm người thay thế. Khi nào tôi có thể đi làm, nếu có nhu cầu, văn phòng sẽ tuyển dụng trở lại. Xin cho hỏi, như vậy có phải Văn phòng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với tôi hay không?
Người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người lao động đang điều trị bệnh?
Tôi là Nguyễn Văn H, tôi làm việc ở công ty liên doanh Z với mức lương 600USD/tháng. Tôi kí hợp đồng vô thời hạn với công ty từ ngày 1/4/1999. Đến ngày 30/6/2015 công ty Z cho tôi nghỉ việc với lí do tôi đã đến tuổi nghỉ hưu. Tôi làm đơn yêu cầu công ty Z phải bồi thường cho tôi tiền lương trong quãng thời gian tôi không được làm việc và 2 tháng lương bắt đầu từ ngày 1/7/2015. Xin hỏi phải giải quyết việc này thế nào?
Tôi đang làm việc cho một công ty TNHH S, thời gian đã được 5 năm. Tuy nhiên công ty không ký hợp đồng lao động dài hạn với tôi mà chỉ ký hợp đồng năm một. Hợp đồng mới nhất đến ngày 20/3/2016 mới hết hạn, nhưng ngày 17/02/2016 công ty đã cho tôi nghỉ việc mà ko nêu ra lý do gì. Tôi hỏi phó giám đốc công ty nhưng ông nói không biết lý do, ông nói việc này là do giám đốc quyết định và công ty tôi làm là công ty gia đình nên như thế. Vậy, cho tôi hỏi công ty làm thế có đúng không? Nếu công ty sai tôi có quyền lợi gì?
Tôi là công nhân của một Công ty lắp ráp điện thoại di động, ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm, gia hạn từng năm. Do không đạt được mong muốn như kỳ vọng ban đầu và hiện tại tôi đã trúng tuyển vào làm cho một doanh nghiệp khác với mức lương cao hơn, cho nên tôi đã làm đơn gửi Phòng Nhân sự của Công ty để xin nghỉ việc. Tuy nhiên, Trưởng phòng nhân sự đã không nhận đơn của tôi, với lý do chưa đến hạn kết thúc hợp đồng. Đồng thời, yêu cầu tôi cam kết trong khoảng thời gian một năm sau khi kết thúc hợp đồng, không được làm việc cho doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề lắp ráp điện thoại di động, giữ lại một tháng lương của tôi đến hết thời hạn một năm đó nếu tôi không vi phạm cam kết thì mới thanh toán. Ngoài tiền lương, tôi sẽ được trả cả tiền lãi suất theo mức lãi suất cho vay không kỳ hạn của ngân hàng Vietcombank, cộng với thưởng nửa tháng lương. Xin hỏi, tôi có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào, việc Công ty yêu cầu tôi cam kết và giữ lại một tháng lương của tôi như trên có đúng quy định của pháp luật hay không?
Tôi có thắc mắc là điều kiện để người lao động được hưởng chế độ ốm đau quy định như thế nào? Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định ra sao? Tôi xin cảm ơn cơ quan!
Trách nhiệm và thời hạn giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động được quy định như thế nào?
Tôi là kế toán của công ty đã 3 năm, hiện tôi có một cháu 6 tuổi và một cháu 3 tuổi. Hai cháu cùng lên cơn sốt và nhập viện cùng ngày 12/1/2016, cháu lớn ra viện ngày 14/1/2016, cháu bé ngày 20/1/2016 mới được xuất viện. Luật sư cho tôi hỏi vậy tôi có được hưởng chế độ gì trong thời gian đã nghỉ chăm sóc các cháu không.
Để bổ sung vốn kinh doanh sản xuất, thay cho việc vận động cùng chia sẻ trong thời điểm khó khăn thì Công ty đã yêu cầu mang tính bắt buộc toàn thể CBCNV phải ký một hợp đồng vay tiền với Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Yên Bái với mức thấp nhất là 25 triệu đồng đối với nhân viên hưởng lương tại Công ty. Trong giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi, mục đích sử dụng hạn mức được ghi là : Bù đắp nguồn tiền thiếu hụt tạm thời để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản Công ty. Trong hợp đồng vay tiền giữa các cá nhân với Ngân hàng hoàn toàn ràng buộc trách nhiệm cá nhân phải hoàn tiền lãi và tiền gốc với ngân hàng nhưng phía Công ty không hề có một văn bản nào cam kết trách nhiệm gì đối với các cá nhân cho Công ty vay vốn. Trong hợp đồng vay giữa các cá nhân với Ngân hàng chúng tôi chỉ nhận được trang cuối để ký mà không được biết các điều khoản về nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên. Trong hồ sơ mà chúng tôi phải vay tiền để góp vốn cho công ty duy nhất chỉ có 01 bản xác nhận có chữ ký của Giám đốc và đóng dấu với nội dung đứng về phía Ngân hàng để có mọi biện pháp bắt buộc chúng tôi phải hoàn trả số tiền đã vay trên. Vậy xin Quý báo tư vấn cho chúng tôi làm cách nào để bảo vệ quyền và lợi ích của mình”