Đơn phương chấm dứt hợp đồng lạo động của người sử dụng lao động?

Tôi là Nguyễn Văn H, tôi làm việc ở công ty liên doanh Z với mức lương 600USD/tháng. Tôi kí hợp đồng vô thời hạn với công ty từ ngày 1/4/1999. Đến ngày 30/6/2015 công ty Z cho tôi nghỉ việc với lí do tôi đã đến tuổi nghỉ hưu. Tôi làm đơn yêu cầu công ty Z phải bồi thường cho tôi tiền lương trong quãng thời gian tôi không được làm việc và 2 tháng lương bắt đầu từ ngày 1/7/2015. Xin hỏi phải giải quyết việc này thế nào?

Trường hợp 1: Bác đã đủ tuổi về hưu

Theo Điều 187 Bộ luật lao động 2012 quy định, tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60 tuổi. Cũng theo quy định tại khoản 4 Điều 36 của Bộ luật này: “Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi “ thuộc các trường hợp chấm dứt HĐLĐ.

Do đó nếu bác đã đủ tuổi nghỉ hưu thì công ty liên doanh Z hoàn toàn có thể đưa ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với bác.

Trường hợp 2: Bác chưa đủ tuổi nghỉ hưu

Trường hợp bác chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật lao động, việc công ty liên doanh Z đưa ra quyết định cho bác nghỉ việc với lí do đã đến tuổi nghỉ hưu là trái quy định pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động. Đối với quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều  42:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định trên, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
237 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào