1 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày gì, ngày bao nhiêu âm? Hành vi nào bị coi là phân biệt đối xử trong lao động?
1 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày gì, ngày bao nhiêu âm?
Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử là một sự kiện toàn cầu do UNAIDS chủ trì, được tổ chức vào ngày 01/3 hàng năm.
Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử 01/3 mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xây dựng một xã hội công bằng, hòa bình và đoàn kết. Nó là một cơ hội để mọi người cùng nhau thảo luận và hành động để xóa bỏ mọi rào cản và định kiến xã hội. Việc thúc đẩy tinh thần đa dạng không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội ở cấp độ toàn cầu.
Như vậy, theo lịch vạn niên, ngày 1 tháng 3 năm 2025 là Ngày Quốc tế không phân biệt đối xử rơi vào thứ Thứ bảy (nhằm ngày 2/2/2025 âm lịch)
* Trên đây là Thông tin 1 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày gì, ngày bao nhiêu âm?
1 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày gì, ngày bao nhiêu âm? Hành vi nào bị coi là phân biệt đối xử trong lao động? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị coi là phân biệt đối xử trong lao động?
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[....]
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
6. Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Như vậy, hành vi bị coi là phân biệt đối xử trong lao động là hành vi:
- Phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
- Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, người có hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt cá nhân (Quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 1 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày gì, ngày bao nhiêu âm? Hành vi nào bị coi là phân biệt đối xử trong lao động?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương lớp 3 hay nhất 2025?
- Ngày 26 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? 26 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Chỉ tiêu tuyển sinh 2025 của Học viện Cảnh sát nhân dân?
- Đảng Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam năm nào?