Có quyền giữ lương của người lao động khi chấm dứt hợp đồng?

Tôi là công nhân của một Công ty lắp ráp điện thoại di động, ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm, gia hạn từng năm. Do không đạt được mong muốn như kỳ vọng ban đầu và hiện tại tôi đã trúng tuyển vào làm cho một doanh nghiệp khác với mức lương cao hơn, cho nên tôi đã làm đơn gửi Phòng Nhân sự của Công ty để xin nghỉ việc. Tuy nhiên, Trưởng phòng nhân sự đã không nhận đơn của tôi, với lý do chưa đến hạn kết thúc hợp đồng. Đồng thời, yêu cầu tôi cam kết trong khoảng thời gian một năm sau khi kết thúc hợp đồng, không được làm việc cho doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề lắp ráp điện thoại di động, giữ lại một tháng lương của tôi đến hết thời hạn một năm đó nếu tôi không vi phạm cam kết thì mới thanh toán. Ngoài tiền lương, tôi sẽ được trả cả tiền lãi suất theo mức lãi suất cho vay không kỳ hạn của ngân hàng Vietcombank, cộng với thưởng nửa tháng lương. Xin hỏi, tôi có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào, việc Công ty yêu cầu tôi cam kết và giữ lại một tháng lương của tôi như trên có đúng quy định của pháp luật hay không?

Về câu hỏi thứ nhất, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hợp đồng lao động mà bạn ký với Công ty có thời hạn một năm, vì vậy theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ Luật lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn, bạn cần chú ý về thời hạn báo trước cho Công ty ít nhất 30 ngày.

Nếu Trưởng phòng nhân sự không nhận đơn xin nghỉ việc của bạn, bạn có thể gửi trực tiếp tới Giám đốc Công ty, yêu cầu ký nhận hoặc có thể gửi theo đường chuyển phát nhanh, có hồi báo để làm cơ sở xác định Công ty đã nhận được đơn của bạn. Thời hạn báo trước 30 ngày sẽ được tính kể từ ngày Công ty nhận được đơn của bạn.

Về câu hỏi thứ hai của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 2 Điều 23 Bộ luật Lao động quy định:  “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm”.

Có nghĩa là, nếu trong hợp đồng lao động hoặc một văn bản khác được ký kết với Công ty, bạn đã cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh của Công ty trong thời hạn một năm, thì Công ty có quyền yêu cầu bạn thực hiện đúng cam kết đó. Nếu giữa 2 bên không có thỏa thuận, Công ty không có quyền yêu cầu bạn.

Còn về việc Công ty giữ lại tiền lương của bạn để đảm bảo việc thực hiện cam kết là không đúng với quy định của pháp luật. Bởi vì, theo khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp:

“ Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ phận QC là gì? Bộ phận QC có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
01 năm có bao nhiêu tuần bao nhiêu ngày? Được xin nghỉ phép tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nhiều vi phạm nhưng đang nghỉ ốm đau thì được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động cùng một lúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết giờ làm việc mùa đông 2024 tại một số tỉnh thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Con từ 03 tuổi dưới 07 tuổi bị ốm, người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, con dưới 03 tuổi bị ốm, NLĐ được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ lao động là gì? Quan hệ lao động được xây dựng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
300 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào