Mẫu kết quả thẩm định Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải 2024?
Mẫu kết quả thẩm định Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải 2024?
Mẫu kết quả thẩm định Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải 2024 là Mẫu số 03 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 153/2024/NĐ-CP (mẫu có hiệu lực từ 05/1/2024), mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu kết quả thẩm định Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải 2024
Mẫu kết quả thẩm định Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải 2024? (Hình từ Internet)
Tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thu được vào đâu?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng phí như sau:
Điều 8. Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được trích để lại 25% trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP; nộp 75% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định, tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thu được vào ngân sách nhà nước.
Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng cho đối tượng nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định cụ thể:
Điều 3. Đối tượng chịu phí và người nộp phí
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định tại Nghị định này là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung cấp phép về xả khí thải (sau đây gọi chung là cơ sở xả khí thải).
Cơ sở xả khí thải theo quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu);
b) Cơ sở sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ và hợp chất ni tơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết);
c) Cơ sở lọc, hoá dầu;
d) Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
đ) Cơ sở sản xuất than cốc, sản xuất khí than;
e) Nhà máy nhiệt điện;
g) Cơ sở sản xuất xi măng;
h) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có phát sinh bụi, khí thải công nghiệp không thuộc các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản này.
2. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định tại Nghị định này là các cơ sở xả khí thải quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó nội dung cấp phép về xả khí thải (sau đây gọi chung là cơ sở xả khí thải).
Cơ sở xả khí thải theo quy định tại Nghị định này bao gồm:
- Cơ sở sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu);
- Cơ sở sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ và hợp chất ni tơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết);
- Cơ sở lọc, hoá dầu;
- Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Cơ sở sản xuất than cốc, sản xuất khí than;
- Nhà máy nhiệt điện;
- Cơ sở sản xuất xi măng;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có phát sinh bụi, khí thải công nghiệp không thuộc các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP
Lưu ý: Nghị định 153/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 5/1/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm tháng 11 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết và những điểm nổi bật?
- Các đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được đổi tên như thế nào từ 01/01/2025?
- Xe sử dụng năng lượng sạch sẽ có tem kiểm định riêng từ 1/1/2025?
- Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào?
- Theo Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì ai là người phải bồi thường?