Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu?

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu?

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 11/2024/NQ-HĐND TPHCM, phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khai thác khoáng sản tại TPHCM hiện nay áp dụng theo các mức dưới đây:

STT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính (tấn/m3 khoáng sản nguyên khai)

Mức thu (Đồng)

1

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công hình

m3

2.000

2

Sỏi

m3

9.000

3

Cát vàng

m3

7.500

4

Các loại cát khác

m3

6.000

5

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

7.500

6

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

3.000

7

Sét chịu lửa

Tấn

30.000

8

Than khác (trừ các loại than antraxit hầm lò; than antraxit lộ thiên; than nâu, than mỡ)

Tấn

10.000

9

Cao lanh

Tấn

5.800

Lưu ý: Mức phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản là bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/11112024/khai-thac-khoang-san.jpg

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Ai phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại TPHCM?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 11/2024/NQ-HĐND TPHCM quy định như sau:

Điều 2. Mức thu và đơn vị tính phí
1. Đối tượng chịu phí
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là hoạt động khai thác 09 loại khoáng sản theo Biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
2. Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Người nộp phí
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị quyết này bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.
b) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.
[...]

Như vậy, các đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại TPHCM bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.

- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.

Nhà nước có chính sách gì về khoáng sản?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Khoáng sản 2010, các chính sách của Nhà nước về khoáng sản gồm:

- Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.

- Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

- Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

- Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

Phí bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phí bảo vệ môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kê khai phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 05/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí từ 5/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 05/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02/PBVMT tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến mức phí bảo vệ môi trường cố định đối với các cơ sở xả khí thải là 3.000.000 đồng/năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tính số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phí bảo vệ môi trường
Nguyễn Thị Kim Linh
93 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phí bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phí bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào