Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?

Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào? Tỉnh Nam Định tập trung phát triển mấy loại hình du lịch vào năm 2030?

Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?

Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 1729/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCH
Phần lãnh thổ đất liền: Phạm vi lập Quy hoạch tỉnh Nam Định bao gồm toàn tỉnh Nam Định với diện tích tự nhiên 1.668,8 km2; 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 01 thành phố (thành phố Nam Định) và 09 huyện (Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu). Phần không gian biển: Được xác định theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Ranh giới hành chính tỉnh Nam Định có tọa độ địa lý từ 19°54’ đến 20°40’ vĩ độ Bắc và từ 105°55’ đến 106°45’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình; Phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình; Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

Theo đó, tỉnh Nam Định có 01 thành phố (thành phố Nam Định) và 09 huyện (gồm huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên, huyện Nam Trực, huyện Trực Ninh, huyện Nghĩa Hưng, huyện Xuân Trường, huyện Giao Thủy, huyện Hải Hậu).

Hiện nay, tỉnh Nam Định giáp với những tỉnh sau đây:

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình.

- Phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam.

- Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/28112024/tinh-nam-dinh%20(1).jpg

Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Tỉnh Nam Định tập trung phát triển mấy loại hình du lịch vào năm 2030?

Căn cứ theo tiết c Tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 1729/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC QUAN TRỌNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng
[...]
c) Các ngành dịch vụ
- Du lịch:
Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ. Xây dựng và từng bước khẳng định một số thương hiệu đặc thù của Nam Định như các khu du lịch biển (Quất Lâm, Thịnh Long, Rạng Đông,...); các khu di tích lịch sử - văn hóa (khu di tích văn hóa thời Trần, Phủ Dầy…); du lịch văn hóa, tín ngưỡng, du lịch cộng đồng. Phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế; phát triển các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu phục vụ du lịch (lữ hành, vận tải, lưu trú, ẩm thực, giải trí,…), phát triển kinh tế ban đêm và xúc tiến quảng bá hình ảnh bản sắc văn hóa và con người Nam Định.
Tập trung phát triển 05 loại hình du lịch: Du lịch sinh thái thiên nhiên; du lịch văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; du lịch cộng đồng; du lịch chuyên đề.
- Thương mại và dịch vụ:
Phát triển ngành thương mại hiện đại, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ, các loại hình dịch vụ phân phối chất lượng cao, quy mô lớn, hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích,…). Phát triển các dịch vụ phụ trợ như bảo quản, lưu kho, sắp xếp và phân loại hàng hóa khối lượng lớn. Phát triển đa dạng phương thức và hình thức tổ chức, kinh doanh thương mại trong tỉnh. Chú trọng phát triển thương mại điện tử trên toàn tỉnh. Hình thành các trung tâm cung ứng và điều phối sản phẩm hàng hóa từ tỉnh đến các huyện và liên kết với các địa phương Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
[...]

Theo quy định này, tỉnh Nam Định tập trung phát triển 05 loại hình du lịch vào năm 2030 gồm:

- Du lịch sinh thái thiên nhiên.

- Du lịch văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng.

- Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí.

- Du lịch cộng đồng.

- Du lịch chuyên đề.

Tỉnh Nam Định đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 1729/QĐ-TTg năm 2023, tỉnh Nam Định đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 đó là:

+ Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 khoảng 9,5%/năm.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đến năm 2030, tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 12%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50%; dịch vụ chiếm khoảng 38%.

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 160-180 triệu đồng.

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng hàng năm khoảng 16% trở lên.

+ Kim ngạnh xuất khẩu năm 2030 đạt trên 7 tỷ USD.

+ Thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn năm 2030 đạt trên 18.000 tỷ đồng.

+ Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đến năm 2030 đạt khoảng 50%. Kinh tế số chiếm khoảng 30% trong GRDP. Kinh tế biển, ven biển trở thành động lực phát triển của tỉnh.

Địa giới hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Địa giới hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Kon Tum có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Kon Tum giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Bến Tre cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Diện tích tỉnh Bến Tre là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào? Tỉnh Điện Biên đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt tỷ lệ đô thị hóa bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Thái Bình có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Thái Bình giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Lạng Sơn giáp với tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Bạc Liêu có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Bạc Liêu giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Hà Nam có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hà Nam giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Tiền Giang cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Tỉnh Tiền Giang cách TP Cần Thơ bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Tuyên Quang giáp với tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc gồm bao nhiêu tỉnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Địa giới hành chính
Nguyễn Thị Kim Linh
354 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Địa giới hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Địa giới hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào