Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?

Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu? Kiểm tra an ninh mạng đột xuất với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?

Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?

Căn cứ Điều 30 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:

Điều 30. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.

Như vậy, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Tham khảo thêm:

Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng, biện pháp bảo vệ an ninh mạng và các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng được quy định thế nào?

Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?

Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như thế nào?

Theo Điều 12 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:

Điều 12. Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
1. Đánh giá điều kiện về an ninh mạng là hoạt động xem xét sự đáp ứng về an ninh mạng của hệ thống thông tin trước khi đưa vào vận hành, sử dụng.
2. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây về:
a) Quy định, quy trình và phương án bảo đảm an ninh mạng; nhân sự vận hành, quản trị hệ thống;
b) Bảo đảm an ninh mạng đối với trang thiết bị, phần cứng, phần mềm là thành phần hệ thống;
c) Biện pháp kỹ thuật để giám sát, bảo vệ an ninh mạng; biện pháp bảo vệ hệ thống điều khiển và giám sát tự động, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh, hệ thống trí tuệ nhân tạo;
d) Biện pháp bảo đảm an ninh vật lý bao gồm cách ly cô lập đặc biệt, chống rò rỉ dữ liệu, chống thu tin, kiểm soát ra vào.
3. Thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;
c) Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
4. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được đưa vào vận hành, sử dụng sau khi được chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Theo đó, thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;

- Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

Kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 13 Luật An ninh mạng 2018 quy định kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như sau:

- Trước thời điểm tiến hành kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin ít nhất là 12 giờ trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng; ít nhất là 72 giờ trong trường hợp có yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh mạng hoặc hết thời hạn khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật theo khuyến cáo của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng;

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo kết quả kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin trong trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; hướng dẫn hoặc tham gia khắc phục khi có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin;

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý, hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quân sự.

Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước;

- Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành kiểm tra an ninh mạng đột xuất.

An ninh mạng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An ninh mạng
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 về Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự cố an ninh mạng là gì? Việc ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khủng bố mạng là gì? Việc phòng chống khủng bố mạng được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật an ninh mạng 2018, “tài khoản số” là thông tin dùng để làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
07 hoạt động bảo vệ an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo? Việc đảm bảo an ninh mạng phải gắn với trách nhiệm của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu tổng quát của Đề án Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh mạng
Tạ Thị Thanh Thảo
899 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào