Tiêu
chí, Tiêu chuẩn
|
Các
yêu cầu để trường đáp ứng tiêu chuẩn
|
Gợi
ý nguồn minh chứng
|
Văn bản tham
chiếu
|
Tiêu chí 1-
Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý
|
|
|
|
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và sứ mạng của
trường được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được
vai trò của trường trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa
phương, ngành và được công bố công khai.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Mục tiêu sứ mạng của trường được công bố trên ít nhất một phương tiện thông
tin đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình, website…
|
Văn bản thể hiện mục tiêu sứ mạng của
trường (Đề án thành lập trường hoặc Quy chế tổ chức, hoạt động của trường) đã được phê duyệt.
Văn bản quy định Chức năng, nhiệm vụ
của trường.
Văn bản của địa phương/ngành trong
đó có nhu cầu sử dụng nhân lực hoặc có thông tin về nhu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp đối với các ngành/nghề trường đào tạo.
Hình thức công bố mục tiêu sứ mạng
của trường.
Nội dung thông tin trên phương tiện
thông tin đại chúng.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý
|
|
|
Tiêu chuẩn 2: Trường thực hiện phân
tích, đánh giá nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương hoặc ngành để xác định
các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo phù hợp.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
-
Đánh giá 100% chương trình đào tạo được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề
nghiệp.
- Ngành, nghề đào tạo và quy
mô đào tạo phù hợp với kết quả phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng nhân lực của
địa phương hoặc ngành.
|
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
GDNN được cấp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động GDNN được cấp (nếu
có bổ sung).
Văn bản/tài liệu thể hiện trường thực
hiện phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương hoặc ngành để
xác định các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo (Người thực hiện, thời
gian thực hiện, nội dung thực hiện...).
Văn bản của địa phương/ngành trong
đó có thông tin về nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, ngành đối với các
ngành/nghề trường đào tạo.
|
|
|
Tiêu chuẩn 3: Trường
ban hành văn bản quy định về tổ chức và quản lý theo hướng
đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường theo
quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Đối với các ngành, nghề có các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên
quan, yêu cầu về tổ chức, quản lý phải đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản
đó.
Ví dụ như: Yêu cầu về Mô hình tổ chức
các bộ môn của trường đào tạo cao đẳng điều dưỡng theo quy định tại Quyết định
số 1767/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của Bộ Y tế ban hành: “ Tiêu chuẩn chuyên môn mở
mã ngành tuyển sinh đào tạo cao đẳng điều dưỡng”.
|
Quyết định thành lập hoặc cho phép
thành lập trường.
Quyết định thành lập các Phòng,
khoa, đơn vị trực thuộc Trường.
Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy
chế khác.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý.
|
Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày
28/12/2016 quy định về Điều lệ trường cao đẳng;
Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày
28/12/2016 quy định về Điều lệ trường trung cấp
|
Tiêu chuẩn 4: Hằng năm, các văn bản
quy định về tổ chức và quản lý của trường được rà soát, thực hiện điều chỉnh
nếu cần thiết.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Các văn bản quy định về tổ chức và
quản lý của trường ban hành lần đầu.
Kết quả rà soát các văn bản quy định
về tổ chức và quản lý hàng năm.
Các văn bản quy định về tổ chức và
quản lý của trường được rà soát, điều chỉnh.
|
|
Tiêu chuẩn 5: Các phòng, khoa, bộ
môn và các đơn vị trực thuộc trường được phân công, phân cấp rõ ràng về chức
năng, nhiệm vụ, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu của
trường.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Các văn bản của trường, quy định chức
năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp được cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt
động giáo dục nghề nghiệp được cấp (nếu có)
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.
Biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu
có)
|
Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày
28/12/2016 quy định về Điều lệ trường cao đẳng;
Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày
28/12/2016 quy định về Điều lệ trường trung cấp
|
Tiêu chuẩn 6: Hội đồng trường hoặc
hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị
trực thuộc trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định và có hiệu
quả.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Quyết định thành lập Hội đồng trường
hoặc hội đồng quản trị.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của Hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị.
Quyết định thành lập các hội đồng
tư vấn.
Văn bản của trường, quy định chức
năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của trường.
Quyết định khen thưởng hàng năm của
trường, của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường (nếu
có.)
Biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu
có).
|
Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày
28/12/2016 quy định về Điều lệ trường cao đẳng
Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày
28/12/2016 quy định về Điều lệ trường trung cấp
|
Tiêu chuẩn 7: Trường xây dựng và vận
hành hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Tài liệu bảo đảm chất lượng được
phê duyệt.
Cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng và
hạ tầng thông tin.
Văn bản thành lập hoặc phân công
đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất
lượng của trường.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của trường, các đơn vị quản lý, phòng chức năng, các khoa, bộ môn trực thuộc
trường.
Báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng
của trường hàng năm.
Biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu
có).
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý.
|
Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày
15/12/2017 của Bộ LĐTBXH quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo
dục nghề nghiệp
|
Tiêu chuẩn 8: Trường có bộ phận phụ
trách thực hiện công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo và hằng năm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Văn bản thành lập hoặc phân công
đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất
lượng của trường.
Báo cáo tổng
kết công tác hàng năm của trường
Báo cáo tổng
kết công tác hàng năm của của bộ phận phụ trách công tác quản lý, đảm bảo chất
lượng đào tạo.
Hồ sơ thi đua, khen thưởng hàng năm
của bộ phận phụ trách thực hiện công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo
(nếu có).
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý.
|
|
Tiêu chuẩn 9: Tổ chức Đảng Cộng sản
Việt Nam trong trường phát huy được vai trò lãnh đạo, hoạt động đúng điều lệ
và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Quyết định thành lập chi bộ/đảng bộ
của trường.
Nghị quyết Chi bộ/Đảng bộ trường
hàng năm.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của trường.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của tổ chức Đảng trong trường.
Ý kiến đánh giá của cấp trên về hoạt
động của Chi bộ hoặc Đảng bộ trường hàng năm.
|
|
Tiêu chuẩn 10: Các đoàn thể, tổ chức
xã hội trong trường hoạt động theo đúng điều lệ của tổ chức mình và theo quy
định của pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn
|
Văn bản thành lập các tổ chức đoàn
thể (như: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công ....
theo đặc thù riêng của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp)
Kế hoạch hoạt động hàng năm của các
tổ chức đoàn thể.
Quy định pháp luật đối với các đoàn
thể, tổ chức xã hội trong trường.
Điều lệ của các đoàn thể, tổ chức
xã hội.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường.
Đánh giá của cơ quan cấp trên về hoạt
động của các tổ chức đoàn thể, xã hội trong trường hàng năm.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của trường.
Ý kiến của người học, nhà giáo, cán
bộ quản lý.
|
|
Tiêu chuẩn 11: Trường có quy định
và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của trường theo quy định
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hằng năm rà soát, cải tiến phương pháp, công cụ kiểm tra, giám
sát.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Văn bản của trường quy định về công
tác kiểm tra, giám sát các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào
tạo.
Kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt
động của trường hàng năm.
Các biên bản kiểm tra, giám sát;
Kết quả rà soát phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát
hàng năm.
Nội dung cải tiến phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý
|
|
Tiêu chuẩn 12: Trường có văn bản và
thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước cho các đối tượng được thụ
hưởng; thực hiện chính sách bình đẳng giới theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Đánh
giá 100% nhà giáo cơ hữu, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động.
|
Văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ,
chính sách ưu đãi đối với các đối tượng được thụ hưởng.
Báo cáo, sổ sách liên quan đến những
cá nhân được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Tài liệu/báo cáo của trường thể hiện
việc bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng về trách nhiệm và quyền lợi đối với nhà
giáo, cán bộ quản lý khoa/đơn vị phụ trách việc thực hiện các chương trình
đào tạo (theo công việc, vị trí) hàng năm.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý.
|
Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày
09/10/2015 quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công
việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp công lập
Thông tư số 22/2017/TT-BLĐTBXH ngày
10/08/2017 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu
đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối
với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng
11 năm 2006
Nghị định số 48/2009/NĐ-CP quy định
về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
|
Tiêu chí 2 - Hoạt
động đào tạo
|
|
|
|
Tiêu chuẩn 1: Các ngành, nghề
đào tạo của trường được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động giáo dục nghề nghiệp. Trường ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình
đào tạo và công bố công khai để người học và xã hội biết.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Đánh giá 100% chương trình đào tạo được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề
nghiệp và:
- Chuẩn đầu ra của chương trình đào
tạo quy định khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt
được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ít nhất bằng hoặc
cao hơn khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải
đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng
ngành, nghề đào tạo theo quy định
- Công bố công khai chuẩn đầu ra
trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài
truyền hình, website).
|
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề
nghiệp (nếu có đăng ký bổ sung) được cấp.
Thống kê các ngành,
nghề đào tạo của trường hàng năm.
Danh sách chương trình đào tạo các ngành, nghề đào tạo của trường và chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo.
Hình thức
công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo.
Ý kiến của người học, nhà
giáo, cán bộ quản lý.
|
Nghị định
143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Thông tư số
42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư số
12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người
học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Thông tư số
21/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2018 quy định tiêu chí xác định chương
trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 2: Trường xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Quy chế
tuyển sinh
|
Thông tư số 05/2017/TT –
BLĐTBXH ngày 02/3/2017 về việc quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ
tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng
Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017
quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo
vừa làm vừa học
|
Tiêu chuẩn 3: Hằng năm, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện công tác tuyển
sinh theo quy định, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Tiêu
chuẩn 1 – Tiêu chí 2 Đạt.
|
Văn bản xác định chỉ tiêu tuyển
sinh và kế hoạch tuyển sinh.
Thông báo tuyển sinh.
Quyết định thành lập Hội đồng tuyển
sinh.
Hồ sơ đăng ký học.
Hồ sơ liên quan đến coi thi, chấm
thi, xét tuyển.
Quyết định phê duyệt danh sách
trúng tuyển.
Văn bản/báo cáo công tác tuyển
sinh.
Biên bản thanh, kiểm tra công tác
tuyển sinh.
Danh sách học sinh nhập học và quyết
định phân lớp.
Biên bản thanh, kiểm tra công tác
tuyển sinh
Ý kiến người học, nhà giáo, cán bộ
quản lý
|
Thông tư số 05/2017/TT – BLĐTBXH
ngày 02/3/2017 về việc quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển
sinh trình độ trung cấp, cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện đa dạng
hóa các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học.
|
Có ít nhất 30% ngành/nghề trình độ
trung cấp hoặc cao đẳng đang đào tạo, được thực hiện 02 trong 03 phương thức
tổ chức đào tạo (tích lũy mô-đun; tín chỉ; niên chế).
|
Quy chế đào tạo của trường về đào tạo
theo niên chế, theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.
Kế hoạch đào tạo hàng năm.
Danh sách người học và phương thức
tổ chức đào tạo của trường: ngành/nghề, trình độ, số lượng tuyển sinh.
Ý kiến của người học, nhà giáo, cán
bộ quản lý.
|
Luật Giáo dục
nghề nghiệp 2014
Thông tư
số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc
theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét
công nhận tốt nghiệp
|
Tiêu chuẩn 5: Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của
mỗi ngành hoặc nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến
từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng
hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: 100%
chương trình đào tạo được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề
nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
|
Danh sách các lớp, khóa học hàng
năm.
Kế hoạch, tiến độ đào tạo của các lớp, khóa học.
Quyết định ban hành chương trình của
các ngành hoặc nghề đã được đào tạo.
Kế hoạch, tiến độ đào tạo của các lớp, khóa học.
|
Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày
13/3/2017 quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung
cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc
tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày
20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng,
trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học
|
Tiêu chuẩn 6: Trường tổ chức
thực hiện theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo đã được phê duyệt.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn
Lưu ý: 100%
chương trình đào tạo được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề
nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
|
Kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo.
Kế hoạch nhà giáo.
Sổ lên lớp, giáo án giảng dạy, sổ
tay nhà giáo của các ngành, nghề đào tạo.
Báo cáo, biên bản thanh kiểm tra về
công tác đào tạo.
|
Thông tư số 23/2018/TT-BLĐTBXH ngày
06/12/2018 quy định về hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình
độ cao đẳng.
|
Tiêu chuẩn 7: Các hoạt động
đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được
phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng
dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao
động; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn
Lưu ý: 100%
các ngành/nghề đang đào tạo đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề
nghiệp (nếu có bổ sung) và đáp ứng:
- Có sự phối hợp với đơn vị sử dụng
lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các
ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động;
- Quy định đặc thù của ngành và Trường
đã thực hiện theo quy định đặc thù của ngành (nếu có quy định đặc thù).
Ví dụ như: Yêu cầu về Cơ sở thực
hành đào tạo cao đẳng điều dưỡng theo Tiêu chuẩn về cơ sở thực hành nghề nghiệp
quy định tại Quyết định số 1767/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của Bộ Y tế ban hành: “
Tiêu chuẩn chuyên môn mở mã ngành tuyển sinh đào tạo cao đẳng điều dưỡng”
|
Hợp đồng/biên bản thỏa thuận với đơn
vị sử dụng lao động về việc cho người học thực hành, thực tập tại đơn vị sử dụng
lao động, trong đó thể hiện việc phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong tổ
chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập.
Kế hoạch cho người học đi thực
hành, thực tập.
Quyết định của hiệu trưởng nhà trường
về việc cử người học đi thực hành, thực tập... tại đơn vị sử dụng lao động.
Danh sách giáo viên giảng dạy/hướng
dẫn thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động.
Đề cương thực hành, thực tập tại
đơn vị sử dụng lao động.
Danh sách người học đã được thực
hành, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động.
Báo cáo kết quả thực hành, thực tập
của giáo viên giảng dạy/hướng dẫn có sự xác nhận của đơn vị sử dụng lao động.
|
|
Tiêu chuẩn 8: Phương pháp
đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến
thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc
độc lập của người học, tổ chức làm việc theo nhóm.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Đánh giá đối với 100% các ngành/nghề đang đào tạo.
|
Sổ lên lớp.
Sổ tay nhà giáo.
Giáo án.
Biên bản dự giờ, thanh kiểm tra hoạt
động giảng dạy.
Ý kiến của người học, nhà giáo.
|
|
Tiêu chuẩn 9: Trường thực hiện
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Có và sử dụng hiệu quả phần mềm
quản lý đào tạo. Giáo viên, người học có tài khoản để truy cập và tra cứu được
các thông tin về chương trình đào tạo, kết quả thi, kiểm tra, ...
- Tối thiểu 80% các ngành/nghề đang
đào tạo của trường trình độ trung cấp, cao đẳng có ít nhất
50% mô đun/môn học chuyên môn ngành, nghề có sử dụng thiết
bị mô phỏng, thiết bị thực tế ảo hoặc phần mềm mô phỏng;
hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn
bài giảng điện tử và các phần mềm dựng phim, nhạc…;
hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ làm đề
thi/kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh
Phần mềm mô phỏng là một tập hợp
các thuật toán (chương trình máy tính) “bắt chước” dựa trên quá trình hoạt động
của mô hình một hiện tượng thực tế, cho phép người sử dụng dùng để quan sát một
hoạt động thông qua mô phỏng mà không phải thực hiện thật hoạt động đó.
Sử dụng Word, Excel không tính
là có phần mềm.
- Thực hiện đúng theo quy định của
pháp luật chuyên ngành có liên quan (nếu chuyên ngành có quy định): đối với
các ngành, nghề có các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan phải
đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản đó.
Ví dụ như: Yêu cầu công nghệ thông
tin của trường đào tạo cao đẳng điều dưỡng: theo Tiêu chuẩn về công nghệ
thông tin quy định tại Quyết định số 1767/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của Bộ Y tế
ban hành: “Tiêu chuẩn chuyên môn mở mã ngành tuyển sinh đào tạo cao đẳng điều
dưỡng”.
|
Phần mềm quản lý chương trình đào tạo,
môn học, học sinh, điểm.
Phần mềm mô phỏng thực hành hoặc
bài giảng, tài liệu giảng dạy có sử dụng phần mềm.
Ý kiến của người học, nhà giáo.
|
|
Tiêu chuẩn 10: Hằng năm, trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học
hàng năm.
Biên bản kiểm
tra, giám sát hoạt động dạy và học.
Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy
và học.
|
|
Tiêu chuẩn 11: Hằng năm, trường có báo
cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học; có đề xuất các biện pháp
nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học; kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy
và học theo đề xuất nếu cần thiết.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy
và học hàng năm.
Danh sách các biện pháp nâng cao chất
lượng hoạt động dạy và học đã được đề xuất.
Văn bản/tài liệu thể hiện kết quả
điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đề xuất.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý.
|
|
Tiêu chuẩn 12: Trường ban
hành đầy đủ các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Các văn bản của trường quy định về
kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện,
cấp văn bằng, chứng chỉ.
|
TT 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày
13/3/2017 Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung
cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc
tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp
Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày
13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao
đẳng; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 13: Trong quá
trình đánh giá kết quả học tập của người học có sự tham gia của đơn vị sử dụng
lao động và theo quy định đặc thù của ngành nếu có.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Đối
với 100% các ngành/nghề đang đào tạo, khi đánh giá kết quả học tập đều có ít
nhất 1 đại diện đơn vị sử dụng lao động tham gia đánh giá.
|
Danh sách các ngành, nghề đào tạo của
trường.
Danh sách đại diện đơn vị sử dụng
lao động tham gia đánh giá kết quả học tập của người học.
|
|
Tiêu chuẩn 14: Tổ chức thực
hiện kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định đảm bảo nghiêm túc, khách quan.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Tiêu chuẩn 12 - Tiêu chí 2 Đạt.
|
Văn bản/báo cáo về việc thực hiện
theo quy định kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ trường đã ban hành.
Biên bản của trường hoặc của cơ
quan cấp trên (nếu có) kết luận thanh kiểm tra công tác kiểm tra, thi, xét
công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng
chỉ hàng năm.
|
TT 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày
13/3/2017 Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung
cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc
tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp
Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày
13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao
đẳng; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 15: Hằng năm, trường thực hiện rà soát các quy định
về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện,
cấp văn bằng, chứng chỉ và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kế hoạch hàng năm về việc rà soát
các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ.
Báo cáo kết quả công tác rà soát
các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ.
Báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng
kết quả rà soát, đánh giá các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt
nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ hàng
năm.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý.
|
|
Tiêu chuẩn 16: Trường có hướng dẫn
và tổ chức thực hiện về đào tạo liên thông theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Nếu
trường có quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông và tổ chức tuyển sinh đào
tạo liên thông đúng quy định nhưng không có người học thì tiêu chuẩn này Đạt.
|
Văn bản của trường quy định về đào
tạo liên thông.
Báo cáo kết quả tổ chức đào tạo
liên thông của trường.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với những
ngành, nghề trường đào tạo liên thông ở trình độ tương ứng.
Chương trình đào tạo liên thông cho
những ngành, nghề trường đào tạo liên thông.
Báo cáo về các khóa học sinh, sinh
viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hình thức đào tạo chính quy đã tốt
nghiệp (đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe).
Ý kiến của người học, nhà giáo, cán
bộ quản lý
|
Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH ngày
21/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định đào tạo
liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp
|
Tiêu chuẩn 17: Trường có cơ sở dữ liệu về các hoạt
động đào tạo và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Trường có văn bản quy định về quản
lý, sử dụng dữ liệu về các hoạt động đào tạo.
- Trường có cơ sở dữ liệu về các hoạt
động đào tạo, gồm có: xây dựng, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung chương trình,
giáo trình đào tạo; tuyển sinh; kiểm tra, thi, xét, công nhận tốt nghiệp;
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học;
khảo sát học sinh sau tốt nghiệp; khảo sát doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động;
cơ sở dữ liệu về nhà giáo; cơ sở vật chất thiết bị; thư viện.
|
Văn bản quy định về quản lý, sử dụng
dữ liệu về các hoạt động đào tạo.
Thông tin về cơ sở dữ liệu các hoạt
động đào tạo.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.
Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của trường.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý.
|
|
Tiêu chí 3 -
Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động
|
|
|
|
Tiêu chuẩn 1: Có quy định về
việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo,
cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Văn bản của trường quy định về việc
tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán
bộ quản lý, viên chức và người lao động.
|
Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm
2016 quy định về Điều lệ trường cao
đẳng
Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định về Điều lệ trường trung cấp
Thông tư số 06/2017/TTBLĐTBXH Quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng
đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
|
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức thực hiện tuyển
dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản
lý, viên chức và người lao động theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, khách
quan; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên
chức, người lao động theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kết quả thực hiện tuyển dụng, sử dụng,
quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức
và người lao động hàng năm.
Danh sách nhà giáo, cán bộ quản lý,
viên chức, người lao động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hàng
năm.
Báo cáo/văn bản tổng kết, biên bản
thanh kiểm tra có nội dung thể hiện việc thực hiện chính sách, chế độ cho nhà
giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động hàng năm.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý, viên chức, người lao động.
|
Thông tư số 06/2017/TTBLĐTBXH Quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng
đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
|
Tiêu chuẩn 3: Đội ngũ nhà
giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các
tiêu chuẩn hiện hành khác nếu có.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- 100% nhà giáo cơ hữu và nhà giáo
thỉnh giảng của trường tham gia giảng dạy (bao gồm cả nhà giáo giảng dạy các
môn học chung, các môn chuyên môn ngành/nghề, các môn văn hóa trung học phổ
thông) đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ,
tin học của nhà giáo được thực hiện như sau:
+ Đối với nhà giáo có chứng chỉ tin
học ứng dụng A, B, C: Tại khoản 2 Điều 23 Thông tư liên tịch số
17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Thông tin và truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng
công nghệ thông tin đã quy định: “Các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp
có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản”. Theo đó,
nhà giáo đã có chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C là đạt chuẩn về trình độ
CNTT theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH .
+ Đối với nhà giáo có chứng chỉ ngoại
ngữ A, B, C:
Ngày 27/10/2014, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã có Công văn số 6089/BGDĐT-GDTX gửi Bộ Nội vụ về việc xét giá trị tương
đương của Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành ban hành
theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008; chứng chỉ Chương trình
tiếng Anh thực hành A, B, C ban hành theo Quyết định số 177/QĐ.TCBT ngày
30/01/1993 với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành
theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT), theo đó:
* Trình độ A theo QĐ số 177 và
trình độ A1 theo QĐ số 66 tương đương bậc 1 của Khung 6 bậc.
* Trình độ B theo QĐ số 177 và
trình độ A2 theo QĐ số 66 tương đương bậc 2 của Khung 6 bậc.
* Trình độ C theo QĐ số 177 và
trình độ B1 theo QĐ số 66 tương đương bậc 3 của Khung 6 bậc.
* Trình độ B2 theo QĐ số 66 tương
đương bậc 4 của Khung 6 bậc.
* Trình độ C1 theo QĐ số 66 tương
đương bậc 5 của Khung 6 bậc.
+ Trình độ C2 theo QĐ số 66 tương
đương bậc 6 của Khung 6 bậc.
- Đối với các ngành, nghề có các
quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan, nhà giáo phải đáp ứng yêu cầu
quy định tại văn bản đó. Ví dụ như:
+ Giáo viên dạy
lái xe ô tô: theo quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ
đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe
+ Giảng viên cao đẳng điều dưỡng:
theo quy định về Tiêu chuẩn giảng viên tại Quyết định số 1767/QĐ-BYT ngày
25/5/2010 của Bộ Y tế ban hành: “Tiêu chuẩn chuyên môn mở mã ngành tuyển sinh
đào tạo cao đẳng điều dưỡng”.
|
Danh sách trích ngang nhà giáo: họ và
tên; mô-đun, môn học đang giảng dạy; trình độ đào tạo; nghiệp vụ sư phạm; kỹ
năng thực hành; ngoại ngữ; tin học.
Hồ sơ quản lý nhà giáo.
Báo cáo/văn bản tổng kết, biên bản
thanh kiểm tra có nội dung về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà
giáo.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý.
|
Thông tư số 08/2017/TTBLĐTBXH Quy định
về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày
22/10/2009 quy định quy định Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
Thông tư số 21/2018/TT-BLĐTBXH ngày
30/11/2018 quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 4: Nhà giáo, cán
bộ quản lý, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định và không vi phạm quy chế, nội quy và quy định của trường.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: 100%
nhà giáo, nhà giáo cơ hữu và nhà giáo thỉnh giảng của trường (bao gồm cả nhà
giáo giảng dạy các môn học chung, các môn chuyên môn ngành/nghề, các môn văn
hóa trung học phổ thông), cán bộ quản lý, viên chức và người lao động đáp ứng
yêu cầu.
|
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
Nội quy và quy định của trường.
Danh sách nhà giáo, cán bộ quản lý,
viên chức và người lao động: họ và tên, trình độ đào tạo, vị trí công tác.
Hồ sơ quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động.
Nhận xét, đánh giá, phân loại và có
phiếu nhận xét, đánh giá và phân loại cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức, người
lao động theo hướng dẫn Luật Công chức, Luật Viên chức, pháp luật lao động.
Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.
|
Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH quy
định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
|
Tiêu chuẩn 5: Trường có đội
ngũ nhà giáo đảm bảo tỷ lệ quy đổi; số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận khối lượng
chương trình mỗi ngành, nghề đào tạo theo quy định; trường đảm bảo tỷ lệ nhà
giáo có trình độ sau đại học theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Khi tính nhà giáo, người học quy đổi:
không tính số lượng giáo viên dạy lái xe ô tô và người học lái xe ô tô.
- Thực hiện đúng theo quy định của
pháp luật chuyên ngành có liên quan (nếu chuyên ngành có quy định): đối với
các ngành, nghề có các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan, số
lượng nhà giáo phải đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản đó, ví dụ như:
+ Giáo viên dạy
lái xe ô tô: theo quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ
đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
+ Giảng viên cao đẳng điều dưỡng:
theo quy định tại Quyết định số 1767/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của Bộ Y tế ban
hành: “Tiêu chuẩn chuyên môn mở mã ngành tuyển sinh đào tạo cao đẳng điều dưỡng”.
|
Danh sách trích ngang nhà giáo: họ
và tên; mô-đun, môn học đang giảng dạy; trình độ đào tạo; nghiệp vụ sư phạm;
kỹ năng thực hành; ngoại ngữ; tin học.
Văn bản hướng dẫn khác về chế độ
làm việc của nhà giáo của các Bộ chủ quản (nếu có)
Quy định của trường về chế độ làm
việc của nhà giáo.
Kế hoạch đào tạo.
Kế hoạch phân công giảng dạy cho
toàn khóa của chương trình.
Danh sách người học từng lớp, danh
sách thể hiện số người học học lý thuyết, học thực hành.
Bảng thống kê giờ giảng của nhà
giáo hàng năm.
Bảng thanh toán lương, thanh toán
tiền vượt giờ.
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ khác của
nhà giáo theo học kỳ, năm học
Bảng thống kê tỉ lệ quy đổi người học/nhà
giáo.
Biên bản thanh, kiểm tra đối với đội
ngũ nhà giáo (bao gồm cả đối với giáo viên dạy chuyên ngành riêng)
|
Nghị định số
140/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày
14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp
Thông tư số 08/2017/TTBLĐTBXH quy định
về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH quy
định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
|
Tiêu chuẩn 6: Nhà giáo giảng
dạy theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các
yêu cầu của chương trình đào tạo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Đánh
giá đối với 100% nhà giáo cơ hữu và nhà giáo thỉnh giảng; giảng dạy các môn học
chung, các môn chuyên môn ngành/nghề, các môn văn hóa trung học phổ thông giảng
dạy theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các
yêu cầu của chương trình đào tạo.
|
Chương trình đào tạo.
Kế hoạch đào tạo cho từng ngành/nghề,
theo từng học kỳ, năm học.
Danh sách trích ngang nhà giáo: họ
và tên; mô-đun, môn học đang giảng dạy; trình độ đào tạo; nghiệp vụ sư phạm;
kỹ năng thực hành; ngoại ngữ; tin học.
Sổ lên lớp.
Giáo án của các nhà giáo.
Sổ tay của các nhà giáo.
Biên bản dự giờ và kiểm tra định kỳ,
đột xuất.
|
|
Tiêu chuẩn 7: Trường có
chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà
giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới
phương pháp giảng dạy.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Văn bản của trường quy định chính
sách khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy .
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội
ngũ nhà giáo hàng năm
Báo cáo/văn bản về việc trường thực
hiện chính sách khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Báo cáo/văn bản thể hiện nhu cầu bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Ý kiến nhà giáo, cán bộ quản lý.
|
|
Tiêu chuẩn 8: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng
dạy cho đội ngũ nhà giáo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Triển khai đúng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Đối với trường hợp triển
khai không đúng kế hoạch phải có lý do hợp lý.
|
Kế hoạch cho nhà giáo cơ hữu tham
gia các khóa học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy hàng năm.
Văn bản về việc cử nhà giáo cơ hữu
tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy
hàng năm.
Văn bản/tài liệu/hình ảnh về việc
nhà giáo cơ hữu đã tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng hàng năm.
Báo cáo kết quả của các khóa học, bồi
dưỡng.
|
|
Tiêu chuẩn 9: Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập tại
đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức
quản lý sản xuất theo quy định và thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu
có.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- 100% nhà giáo cơ hữu giảng dạy
các môn chuyên môn của ngành/nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu.
- Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập
tại đơn vị sử dụng lao động theo quy định đặc thù của ngành (nếu có quy định).
|
Danh sách trích ngang nhà giáo: họ
và tên; mô-đun, môn học đang giảng dạy; trình độ đào tạo; nghiệp vụ sư phạm;
kỹ năng thực hành; ngoại ngữ; tin học.
Danh sách nhà giáo cơ hữu được bồi
dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ,
phương pháp tổ chức quản lý sản xuất hàng năm.
Văn bản/tài liệu/hình ảnh về việc
nhà giáo cơ hữu đi thực tập tại đơn vị sử dụng lao động hàng năm.
Báo cáo/văn bản có nội dung về công
tác bồi dưỡng, thực tập của nhà giáo
Ý kiến của nhà giáo.
|
Thông tư số
06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/3/2017 quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng
đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
|
Tiêu chuẩn 10: Hằng năm, trường thực hiện tổng kết, đánh giá
hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Báo cáo tổng
kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo.
|
|
Tiêu chuẩn 11: Hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng của trường đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện
đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Danh sách trích ngang hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng.
Hồ sơ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Văn bản đặc
thù của Bộ chủ quản (nếu có).
Nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm
đối với Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.
Báo cáo tổng kết của trường hàng
năm.
Biên bản thanh, kiểm tra (nếu có).
|
Luật giáo dục
nghề nghiệp
Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 quy định về Điều lệ trường
cao đẳng
Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định về Điều lệ trường trung cấp
|
Tiêu chuẩn 12: Đội ngũ cán bộ quản
lý của các đơn vị thuộc trường được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đánh giá 100% cán bộ quản lý của
các đơn vị thuộc trường.
- Cán bộ quản lý của trường bao gồm:
cấp trưởng và cấp phó phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác;
các khoa trực thuộc trường, các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề,
các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp.
|
Quy chế tổ chức,
hoạt động của trường
Danh sách trích ngang của đội ngũ
cán bộ quản lý các đơn vị.
Văn bản/tài
liệu liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý của các đơn vị
thuộc trường.
Biên bản
thanh, kiểm tra (nếu có).
|
Thông
tư số: 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 quy định về Điều lệ trường
cao đẳng
Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định về Điều lệ trường trung cấp
|
Tiêu chuẩn 13: Đội ngũ cán bộ
quản lý của trường đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đánh giá đối với 100% cán bộ quản
lý của trường.
- Đối với các ngành, nghề có các
quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan, yêu cầu về cán bộ quản lý
phải đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản đó:
Ví dụ như:
+ Kế toán trưởng phụ trách kế toán
tại các trường công lập: Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày
15/11/2013 hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố
trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng,
phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước;
+ Tiêu chuẩn chuyên môn của cán bộ
quản lý tại trường đào tạo cao đẳng điều dưỡng: theo quy định tại Quyết định số
1767/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của Bộ Y tế ban hành: “ Tiêu chuẩn chuyên môn mở
mã ngành tuyển sinh đào tạo cao đẳng điều dưỡng”.
- Đối với các cán bộ quản lý khác,
trường hợp chưa có quy định của Nhà nước, nhưng trường có quy định về chuyên
môn, nghiệp vụ thì yêu cầu phải đảm bảo đúng theo yêu cầu của trường.
|
Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ
quản lý của trường.
Hồ sơ cán bộ của Trưởng/Phó các đơn
vị trong trường.
Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.
Báo cáo tổng kết công tác của các
đơn vị hàng năm.
Văn bản/tài liệu nhận xét, đánh giá
cán bộ hàng năm đối với cán bộ quản lý
Biên bản thanh, kiểm tra (nếu có).
|
.
|
Tiêu chuẩn 14: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
quản lý.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Triển
khai đúng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Đối với trường hợp triển khai
không đúng kế hoạch phải có lý do hợp lý.
|
Kế hoạch cho đội
ngũ cán bộ quản lý tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng
hàng năm.
Văn bản về việc cử đội ngũ cán bộ quản lý tham gia các khóa học
tập, bồi dưỡng hàng năm.
Văn bản/tài liệu/hình ảnh về việc đội ngũ cán bộ quản lý đã tham gia các
khóa học tập, bồi dưỡng hàng năm.
Ý kiến của cán bộ quản lý.
|
|
Tiêu chuẩn 15: Đội ngũ viên
chức, người lao động của trường đủ số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao, được định
kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Không tính đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý của trường.
- Không tính đội ngũ bảo vệ, lao
công.
- Ít nhất 80% đội ngũ viên chức,
người lao động được đào tạo, bồi dưỡng ít nhất 1 lần trong 3 năm.
|
Danh sách trích ngang viên chức,
người lao động của trường (trình độ chuyên môn, thời gian công tác, vị trí
công việc ...).
Báo cáo tổng kết của trường, báo
cáo tổng kết của đơn vị hàng năm.
Danh sách đội ngũ viên chức, người
lao động của trường được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ hàng năm
Văn bản về việc cử viên chức, người
lao động tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng hàng năm
Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả học
tập bồi dưỡng của viên chức, người lao động được cử đi học.
|
|
Tiêu chí 4 -
Chương trình, giáo trình
|
|
|
|
Tiêu chuẩn 1: Có đầy đủ
chương trình đào tạo các chuyên
ngành hoặc nghề mà trường đào tạo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Danh sách các ngành, nghề trường tổ
chức đào tạo.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục
nghề nghiệp (nếu có).
Chương trình
đào tạo đã được trường phê duyệt,
ban hành/lựa chọn.
|
Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày
14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp
Thông
tư số 04/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng
Các
thông tư của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung Danh mục
ngành, nghề đào tạo
|
Tiêu chuẩn 2: 100% chương trình đào tạo
được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
đánh giá đối với 100% chương trình đào tạo đã được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động
giáo dục nghề nghiệp (nếu có bổ sung).
|
Quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ
biên soạn/lựa chọn chương trình đào tạo.
Quyết định thành lập Hội đồng thẩm
định chương trình đào tạo.
Các biên bản trong quá trình biên
soạn/lựa chọn, thẩm định chương trình đào tạo.
Quyết định ban hành/lựa chọn chương
trình đào tạo.
|
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày
20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư số 03/2017/TT – BLĐTBXH
ngày 01/3/2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình;
tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng
Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng,
trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học
Các Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH ,
11/2018/TT-BLĐTBXH , 12/2018/TT-BLĐTBXH , 13/2018/TT-BLĐTBXH ,
24/2018/TT-BLĐTBXH , 03/2019/TT-BLĐTBXH quy định về các môn học: Giáo dục quốc
phòng và an ninh, Tin học, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Giáo dục chính trị,
Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 3: Chương trình
đào tạo của trường thể hiện được mục tiêu đào tạo của trình độ tương ứng; quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu
trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học
tập đối với từng mô đun, môn học, từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ
theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: đánh
giá đối với 100% chương trình đào tạo được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề
nghiệp (nếu có bổ sung).
|
Quyết định ban hành/lựa chọn chương
trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết các mô-đun, môn học.
|
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày
20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư số
03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 quy định về quy trình xây dựng, thẩm định
và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình
đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
Thông tư số 12/2017/TT – BLĐTBXH
ngày 20/4/2017 quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu của người học
đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
|
Tiêu chuẩn 4: Chương trình
đào tạo được xây dựng có sự tham gia của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật
của đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu
có.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đánh giá đối với 100% chương
trình đào tạo được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp,
Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có bổ
sung).
- 100% nhà giáo cơ hữu đã giảng dạy
chuyên môn ngành/nghề ít nhất một
khóa phải tham gia vào quá trình xây dựng hoặc góp ý hoặc thẩm định chương trình đào tạo; mỗi chuyên ngành/nghề phải có ít nhất 01 cán bộ
quản lý giáo dục nghề nghiệp và 01 cán bộ khoa học kỹ
thuật của đơn vị sử dụng lao động tham gia vào quá trình
xây dựng, thẩm định chương trình.
|
Quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ
biên soạn/lựa chọn chương trình đào tạo
Quyết định thành lập Hội đồng thẩm
định chương trình đào tạo
Các biên bản trong quá trình biên
soạn/lựa chọn, thẩm định chương trình đào tạo
Quyết định ban hành/lựa chọn chương
trình đào tạo.
Văn bản/tài liệu thể hiện nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng
lao động tham gia quá trình xây dựng chương trình đào tạo
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý, đơn vị sử dụng lao động.
|
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày
20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư số
03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 quy định về quy trình xây dựng, thẩm định
và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình
đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 5: Chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn và đáp ứng sự thay đổi của
thị trường lao động.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Đánh giá đối với 100% chương trình đào tạo trường đang đào tạo.
|
Quyết định ban hành/lựa chọn chương
trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết các mô-đun, môn học.
Ý kiến của đơn vị sử dụng lao động
đối với từng chương trình đào tạo.
Ý kiến của người học tốt nghiệp đã
đi làm về chương trình đào tạo.
|
|
Tiêu chuẩn 6: Chương trình đào tạo được xây dựng bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề
nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân theo
quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Có ít nhất một chương trình trình độ trung cấp, cao đẳng
đang đào tạo được một cơ sở giáo dục đại học công nhận liên thông giữa
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học.
-
100% chương trình có sự liên thông với trình độ đại học đều phải đảm bảo nội
hàm tiêu chuẩn.
|
Quyết định ban hành/lựa chọn chương trình đào tạo,
trong đó bao gồm chương trình chi tiết các mô-đun, môn học.
Nội dung liên thông của chương trình.
Thỏa thuận/văn bản chấp thuận của
cơ sở giáo dục đại học với trường.
Chương trình đào tạo liên thông
trình độ đại học của cơ sở giáo dục đại học.
Quy định về công nhận giá trị chuyển đổi kết quả
học tập và khối lượng kiến thức, kỹ năng đã tích lũy của người học được miễn
trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đã được cơ sở giáo dục đại học
ban hành.
Thông báo của trường về khả năng
liên thông với trình độ đại học.
|
Quyết định 18/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với
trình độ đại học
|
Tiêu chuẩn 7: Ít nhất 3 năm 1 lần trường thực hiện
đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với chương trình đào tạo
đã ban hành.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Đánh
giá đối với 100% chương trình đang đào tạo.
|
Quyết định ban hành chương trình (lần
đầu) và chương trình đào tạo kèm
theo.
Báo cáo/văn bản thể hiện kết quả rà
soát, đánh giá chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo đã được cập nhật và điều chỉnh.
|
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày
20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày
01/3/2017 quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình;
tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 8: Chỉnh sửa, bổ sung
chương trình đào tạo có cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
liên quan đến ngành, nghề đào tạo hoặc tham khảo các chương trình đào tạo tương ứng của nước ngoài.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Đánh giá đối với 100% chương trình đang đào tạo.
|
Quyết định ban hành chương trình (lần
đầu) và chương trình đào tạo kèm theo.
Quyết định ban hành chương trình
sau khi chỉnh sửa, bổ sung và chương trình đào tạo kèm
theo.
Chương trình đào
tạo tương ứng của nước ngoài đã được tham khảo/ Thông
tin về những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến được cập nhật.
|
|
Tiêu chuẩn 9: Trước khi tổ chức đào
tạo liên thông, trường căn cứ chương trình đào tạo, thực hiện rà soát các mô đun, tín chỉ, môn học và có quyết định đối với
các mô đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học để đảm bảo quyền lợi
của người học.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Nếu trường có quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông và tổ chức tuyển sinh
đào tạo liên thông đúng quy định nhưng không có người học thì tiêu chuẩn này
Đạt khi đáp ứng nội hàm của tiêu chuẩn.
|
Quyết định ban hành chương trình và
chương trình đào tạo kèm theo.
Quyết định ban hành chương trình và
chương trình đào tạo liên thông kèm theo.
Báo cáo/văn bản thể hiện kết quả rà soát các mô đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học, khi học chương trình liên thông.
Quyết định đối
với các mô đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học, khi học chương trình liên thông.
|
Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH ngày
21/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định đào tạo
liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp
|
Tiêu chuẩn 10: Có đủ giáo trình cho các mô đun, môn học của từng chương trình đào
tạo.
|
100% mô đun, môn học của các chương trình đào tạo (bao gồm: tất cả các chương trình có tên trong Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt
động giáo dục nghề nghiệp đã cấp) có giáo trình giảng dạy.
|
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề
nghiệp đã cấp.
Quyết định ban hành/lựa chọn chương
trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết kèm theo
Danh sách thống kê giáo trình
cho từng mô-đun, môn học của các chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp
(trong đó nêu rõ tên giáo trình; năm biên soạn; đơn vị ban hành).
Bản in các giáo trình của các
mô-đun, môn học của chương trình đào tạo.
|
|
Tiêu chuẩn 11: 100% giáo trình đào tạo
được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đánh giá đối với 100% chương
trình đào tạo được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp,
Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Tiêu chuẩn
10 – Tiêu chí 4 Đạt.
|
Danh sách thống kê giáo trình
cho từng mô-đun, môn học của các chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp
(trong đó nêu rõ tên giáo trình; năm biên soạn; đơn vị ban hành).
Bản in các giáo trình của các
mô-đun, môn học của các chương trình đào tạo.
|
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày
20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày
01/3/2017 quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình;
tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng
Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng,
trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học
|
Tiêu chuẩn 12: Giáo trình
đào tạo cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô đun,
môn học trong chương trình đào tạo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đánh giá đối với 100% chương
trình đào tạo được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp,
Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Xem xét, đánh giá đối với 100%
giáo trình đào tạo.
|
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục
nghề nghiệp đã cấp.
Quyết định ban hành/lựa chọn
chương trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết
Danh sách thống kê giáo trình
cho từng mô-đun, môn học của các chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp (trong
đó nêu rõ tên giáo trình; năm biên soạn; đơn vị ban hành).
Bản in các giáo trình của các
mô-đun, môn học của chương trình đào tạo.
Biên bản thẩm định giáo trình của
Hội đồng thẩm định.
Ý kiến của nhà giáo.
|
Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối
lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi
tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 13: Giáo trình
đào tạo tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đánh giá đối với 100% chương
trình đào tạo được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp,
Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Xem xét, đánh giá đối với 100%
giáo trình đào tạo.
|
Danh sách các chương trình đào tạo
theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận
đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã cấp.
Danh sách thống kê giáo trình cho từng
mô-đun, môn học của các chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp (trong đó
nêu rõ tên giáo trình; năm biên soạn; đơn vị ban hành).
Bản in các giáo trình của các
mô-đun, môn học của chương trình đào tạo.Biên bản thẩm định giáo trình của Hội
đồng thẩm định.
Ý kiến của người học, nhà giáo.
|
|
Tiêu chuẩn 14: Hằng năm, trường
thực hiện việc lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý,
cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động,
người tốt nghiệp về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Đánh giá đối với 100% giáo trình của các mô đun, môn học chuyên môn ngành/nghề.
|
Hình thức, đối tượng thu thập ý kiến.
Danh sách nhà giáo, cán bộ quản
lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động, người tốt nghiệp được lấy ý kiến.
Báo cáo/văn bản thể hiện ý kiến, kết
quả thu thập và tổng hợp ý kiến.
|
|
Tiêu chuẩn 15: Khi có sự
thay đổi về chương trình đào tạo, trường thực hiện
đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với giáo trình đào tạo đảm bảo
yêu cầu theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Giáo trình phải được đánh giá, cập nhật và điều
chỉnh theo sự thay đổi của chương trình khi người học được
học nội dung này.
|
Quyết định ban hành chương trình (lần
đầu) và chương trình đào tạo chi tiết
kèm theo.
Quyết định ban hành chương trình
sau khi có sự thay đổi và chương trình đào tạo chi tiết kèm theo.
Danh sách chương trình đào tạo có sự
thay đổi
Giáo trình đào tạo trước và sau
khi chương trình đào tạo có sự thay đổi.
|
|
Tiêu chí 5 - Cơ
sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện
|
|
|
|
Tiêu chuẩn 1: Địa điểm xây dựng trường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng
lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khu đất xây dựng cần đảm bảo yên tĩnh
cho việc giảng dạy và học tập; giao thông thuận tiện và an toàn; thuận tiện
cho việc cung cấp điện, nước, đảm bảo khoảng cách đối với các xí nghiệp công
nghiệp thải ra chất độc hại; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Trường đã thực hiện theo quy định đặc thù của ngành (nếu có quy định đặc
thù). Ví dụ như: Yêu cầu về địa điểm trường đào tạo cao đẳng điều dưỡng theo
quy định tại Quyết định số 1767/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của Bộ Y tế ban hành:
“Tiêu chuẩn chuyên môn mở mã ngành tuyển sinh đào tạo cao đẳng điều dưỡng”.
|
Quyết định thành lập trường.
Văn bản/tài liệu về vị trí của trường
so với các tuyến đường giao thông; phương tiện đi lại dành cho cán bộ, nhân
viên, giáo viên, người học
Danh sách các xí nghiệp công nghiệp
thải ra chất độc hại gần trường, trong đó có thống kê khoảng cách từ trường đến
trường.
Quy hoạch chung của khu vực và mạng
lưới cơ sở GDNN tại địa phương.
Ý kiến của người học, nhà giáo, cán
bộ quản lý.
|
|
Tiêu chuẩn 2: Quy hoạch tổng
thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao
thông nội bộ, kiến trúc và môi trường sư phạm; diện tích đất sử dụng, diện
tích cây xanh đảm bảo theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Về diện tích
cây xanh:
+ Đối với trường trung cấp, trường
cao đẳng trước 01/01/2017 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội: theo quy định đối với trường trung cấp nghề, trường
cao đẳng nghề tại Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học
Công nghệ.
+ Trường trung cấp trước ngày
01/01/2017 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo: theo
quy định đối với trường trung cấp chuyên nghiệp tại Quyết định số
3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học Công nghệ.
+ Đối với trường cao đẳng trước
ngày 01/01/2017 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
theo quy định đối với trường cao đẳng nghề tại Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN
ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học Công nghệ.
- Thực hiện
đúng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan (nếu chuyên ngành
có quy định): đối với các ngành, nghề có các quy định của pháp luật chuyên
ngành có liên quan, điều kiện cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại
văn bản đó. Ví dụ như: Yêu cầu về diện tích dành cho Khoa điều dưỡng trong
trường đa ngành đào tạo cao đẳng điều dưỡng: theo quy định tại Quyết định số
1767/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của Bộ Y tế ban hành: “Tiêu chuẩn chuyên môn mở mã
ngành tuyển sinh đào tạo cao đẳng điều dưỡng”.
|
Hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng
khuôn viên trường.
Hồ sơ hoàn công (nếu có).
Số liệu về diện tích khu đất toàn
trường, diện tích các công trình xây dựng.
Số liệu về diện tích cây xanh
Ý kiến của người học, nhà giáo, cán
bộ quản lý.
|
Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016
của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp
Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ
Khoa học Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia (Tiêu chuẩn Quốc Gia
TCVN 9210:2012 “Trường Dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế”; Tiêu chuẩn Quốc gia
TCVN 4602 : 2012 – “Trường trung cấp chuyên nghiệp – Tiêu chuẩn thiết kế”)
|
Tiêu chuẩn 3: Có đủ các khu
vực phục vụ hoạt động của trường theo tiêu chuẩn: khu học tập và nghiên cứu
khoa học (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm và phòng
học chuyên môn); khu thực hành (xưởng thực hành, thực tập, trại trường, vườn
thí nghiệm); khu vực rèn luyện thể chất; khu hành chính quản trị, phụ trợ và
khu phục vụ sinh hoạt cho người học và nhà giáo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan (nếu chuyên
ngành có quy định): đối với các ngành, nghề có các quy định của pháp luật
chuyên ngành có liên quan, điều kiện cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu quy
định tại văn bản đó.
Ví dụ như: Yêu cầu về Sân tập lái
xe quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch
lái xe.
|
Hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng
khuôn viên trường.
Ý kiến của người học, nhà giáo, cán
bộ quản lý
|
|
Tiêu chuẩn 4: Hệ thống hạ tầng
kỹ thuật của trường (đường giao thông nội bộ; hệ thống điện; cấp thoát nước,
xử lý nước thải, chất thải; thông gió; phòng cháy chữa cháy) theo quy chuẩn
và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt; được bảo trì, bảo
dưỡng theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Hồ sơ xây dựng, thiết kế mặt bằng
khuôn viên trường.
Hồ sơ hoàn công (nếu có).
Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường: đường giao thông nội bộ; hệ thống điện;
cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; thông gió; phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống cấp
nước chung cho khu học tập và sinh hoạt.
Văn bản của cơ
quan có thẩm quyền đánh giá đối với hệ thống xử lý nước
thải, chất thải.
Văn bản của cơ
quan có thẩm quyền đánh giá đối với hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Văn bản quy định
về bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Văn bản, tài liệu thể hiện việc thực
hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hàng năm.
Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.
Ý kiến của người học, nhà giáo, cán
bộ quản lý
|
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày
31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy
Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày
16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014
|
Tiêu chuẩn 5: Phòng học, phòng
thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa bảo đảm quy chuẩn xây dựng,
tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành và các yêu cầu công nghệ của thiết bị đào
tạo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Thực hiện đúng theo quy định
của pháp luật chuyên ngành có liên quan (nếu chuyên ngành có quy định): đối với
các ngành, nghề có các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan: điều
kiện cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản đó. Ví dụ như:
+ Yêu cầu về Hệ thống phòng học
chuyên môn quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch
lái xe.
+ Yêu cầu về giảng đường và phòng
thực hành của trường đào tạo cao đẳng điều dưỡng: theo Tiêu chuẩn về giảng đường
và phòng thực hành quy định tại Quyết định số 1767/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của
Bộ Y tế ban hành: “Tiêu chuẩn chuyên môn mở mã ngành tuyển sinh đào tạo cao đẳng
điều dưỡng”.
|
Hồ sơ hoàn công các khối công trình
xây dựng (nếu có).
Thống kê số lượng, diện tích, vị
trí của phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn
hóa phục vụ đào tạo.
Danh mục thiết bị đào tạo tại các
phòng và yêu cầu công nghệ của thiết bị đào tạo đối với phòng học, phòng thí
nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa.
Ý kiến của nhà giáo.
Báo cáo/văn bản của trường đánh giá
về mức độ đáp ứng về số lượng phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành,
phòng học chuyên môn hóa cho các chương trình đào tạo hàng năm.
|
Nghị định số
140/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thông tư số
21/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2018 quy định tiêu chí xác định chương
trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
Thông tư số
38/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình
sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
|
Tiêu chuẩn 6: Trường có quy
định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Danh mục các thiết bị đào tạo (xuất
xứ, năm, nước sản xuất, nhà sản xuất) và quy định về sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng
thiết bị đào tạo của nhà sản xuất.
Văn bản của trường quy định về quản
lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo.
|
|
Tiêu chuẩn 7: Phòng học, giảng
đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được sử dụng
theo quy định hiện hành.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Quy định của cơ quan quản lý nhà nước
hoặc cơ quan quản lý trực tiếp trường về sử dụng phòng học, giảng đường,
phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa (nếu có).
Quy định của trường về sử dụng
phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên
môn hóa.
Báo cáo/văn bản về sử dụng phòng học,
giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa.
Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản
lý, nhân viên.
|
|
Tiêu chuẩn 8: Thiết bị đào tạo
đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng
trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề
mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban
hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì trường đảm bảo thiết bị
đào tạo đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của
chuyên ngành hoặc nghề đó.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đánh
giá đối với các ngành/nghề đang đào tạo đào tạo.
- Phải có đủ chủng loại; có đủ số
lượng theo từng chủng loại trong danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu do Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trong trường hợp Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội chưa ban hành quy định về danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu
thì phải có chủng loại và đủ số lượng thiết bị đào tạo tối thiểu theo quy định
trong chương trình đào tạo.
- Trong trường hợp trường còn
thiếu một số chủng loại thiết bị nhưng có các hình thức khác đảm bảo đáp ứng
quy mô đào tạo thì cần cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu chứng minh:
+ Hợp đồng, biên bản nghiệm thu
thanh lý về việc thuê thiết bị hoặc các thỏa thuận của trường với các đơn vị,
doanh nghiệp đảm bảo người học có đủ thiết bị học tập.
+ Kế hoạch/tiến độ giảng dạy, học tập/tài
liệu thể hiện việc người học sử dụng thiết bị theo các hợp đồng, thỏa thuận
nêu trên.
- Thực hiện đúng theo quy định của
pháp luật chuyên ngành có liên quan (nếu chuyên ngành có quy định): đối với
các ngành, nghề có các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan phải
đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản đó (VD: yêu cầu về Xe tập lái quy định tại
Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện
kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe).
|
Danh mục thiết
bị đào tạo (kèm hồ sơ thiết bị) hiện
có của trường: tên thiết bị, số lượng, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng.
Bảng so sánh, đối chiếu danh mục
thiết bị đào tạo hiện có của trường với danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Bảng so sánh, đối chiếu danh mục
thiết bị đào tạo hiện có của trường với danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu
được xác định trong chương trình đào tạo (trường hợp Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội chưa ban hành quy định về danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu)
Báo cáo theo dõi tài sản cố định của
trường hàng năm.
Thống kê số lượng người học tại mỗi
lớp học lý thuyết và thực hành của các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo.
Kế hoạch lên lớp hoặc thời khóa biểu
trong đó thể hiện việc bố trí xưởng, phòng học theo thời khóa biểu của trường.
Ý kiến của người học, nhà giáo, cán
bộ quản lý thiết bị đào tạo
Biên bản thanh, kiểm tra về thiết bị
đào tạo của các cơ quan quản lý (nếu có)
|
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về danh mục thiết bị đào tạo tối
thiểu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
|
Tiêu chuẩn 9: Thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận
tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm
bảo các yêu cầu sư phạm, an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Đối với các thiết bị, dụng cụ đặc biệt thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định an toàn và dán tem/cấp
phép/chứng nhận an toàn theo quy định trước khi đưa vào sử dụng.
|
Sơ đồ/hình ảnh bố trí các thiết bị,
dụng cụ phục vụ đào tạo.
Hồ sơ thiết kế, lắp đặt; hồ sơ quản
lý các thiết bị, dụng cụ.
Văn bản của trường hoặc cơ quan chức
năng đánh giá về sự an toàn, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong việc
sử dụng các thiết bị, dụng cụ (nếu cơ quan chức năng có văn bản).
Ý kiến của người học, nhà giáo, cán
bộ quản lý thiết bị đào tạo
|
|
Tiêu chuẩn 10: Trường có
quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo, trong đó
có quy định về việc định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng thiết bị đào tạo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Tiêu chuẩn 6 - Tiêu chí 5 Đạt.
|
Văn bản của trường quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo.
|
|
Tiêu chuẩn 11: Thiết bị
đào tạo có hồ sơ quản lý rõ ràng, được sử dụng đúng công năng, quản lý, bảo
trì, bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất; hằng năm đánh giá và
đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đánh giá đối với 100% thiết bị.
- Tiêu chuẩn 10 – Tiêu chí 5 Đạt.
|
Danh mục thiết bị đào tạo (kèm theo
hồ sơ thiết bị) hiện có của trường: tên thiết bị, số lượng, năm sản xuất, năm
đưa vào sử dụng.
Văn bản/tài liệu thể hiện việc đánh giá về việc sử dụng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị
hàng năm.
|
|
Tiêu chuẩn 12: Trường có
định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo và có
quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo; tổ chức thực
hiện theo quy định đảm bảo kịp thời, đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo; vật
tư được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc bảo quản và sử
dụng.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đánh giá đối với 100% các ngành/nghề đang đào tạo.
- Tổ chức thực hiện theo quy định
của trường và các văn bản của địa phương, Bộ LĐTBXH có liên quan.
|
Văn bản quy định của Trường về định
mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo.
Văn bản quy định của Trường về
quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo.
Hệ thống sổ sách theo dõi việc
quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo.
Các đề xuất nhu cầu về vật tư phục
vụ đào tạo theo từng học kỳ, năm học của các đơn vị liên quan đến thực hiện
chương trình đào tạo.
Văn bản/tài liệu thể hiện công
tác quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo hàng năm.
Văn bản/tài liệu thể hiện thực
hiện đúng định mức tiêu hao vật tư/ định mức kinh tế kỹ thuật trong đào tạo.
Ý kiến của nhà giáo, người học về
bảo quản, sử dụng vật tư.
|
Thông
tư 14/2017/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2017 của Bộ LĐTBXH quy định việc xây dựng, thẩm
định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp
Thông
tư 08/2018/TT-BLĐTBXH ngày 14/8/2018 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về
đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các nghề: Điện công nghiệp;
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Vận hành máy thi công nền; Vận hành
cần, cầu trục; Kỹ thuật xây dựng; Bảo vệ thực vật; Chế biến và bảo quản thủy
sản; Quản trị mạng máy tính; Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas
|
Tiêu chuẩn 13: Trường có thư viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ bảo đảm theo tiêu
chuẩn thiết kế. Thư viện có đủ chương trình, giáo
trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 05 bản
in.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan (nếu chuyên
ngành có quy định): đối với các ngành, nghề có các quy định của pháp luật
chuyên ngành có liên quan phải đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản đó.
Ví dụ như: Yêu cầu về thư viện của
trường đào tạo cao đẳng điều dưỡng: theo Tiêu chuẩn về thư viện quy định tại
Quyết định số 1767/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của Bộ Y tế ban hành: “ Tiêu chuẩn
chuyên môn mở mã ngành tuyển sinh đào tạo cao đẳng điều dưỡng”.
|
Văn bản quy định về việc sử dụng và
thời gian mở cửa thư viện.
Thống kê diện tích phòng đọc, phòng
lưu trữ.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề
nghiệp.
Danh sách giáo
trình đã được trường phê duyệt và số lượng giáo trình tại thư viện.
|
|
Tiêu chuẩn 14: Tổ chức hoạt động, hình thức phục vụ của thư viện trường phù hợp với nhu cầu tra cứu của cán bộ quản lý,
nhà giáo và người học.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Tài liệu/văn bản thể hiện hoạt động, hình thức phục vụ của thư viện
hàng năm.
Tài liệu/văn bản thể hiện nhu cầu,
đánh giá hoạt động của thư viện
Ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo
và người học.
|
|
Tiêu chuẩn 15: Trường có thư
viện điện tử, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của
nhà giáo và người học; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số
hóa và tích hợp với thư viện điện tử phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Yêu cầu số hóa và tích hợp với thư viện điện tử đối với
- 100% giáo trình đào tạo của trường.
- 100% tài liệu tham khảo mà giáo
viên yêu cầu người học bắt buộc phải nghiên cứu.
|
Danh mục thiết bị, máy tính hiện có
tại thư viện.
Phần mềm quản lý và tra cứu tài liệu.
Danh mục tài liệu điện tử.
Danh mục giáo trình của trường được
số hóa.
Danh mục tài liệu tham khảo của trường
được số hóa.
Văn bản thể hiện việc phục vụ cho
hoạt động đào tạo của thư viện.
Ý kiến của nhà giáo và người học.
|
|
Tiêu chí 6 –
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế
|
|
|
|
Tiêu chuẩn 1: Trường có
chính sách và thực hiện các chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà
giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển
giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Tham gia nghiên cứu khoa học được
hiểu là ngoài việc tham gia thực hiện các đề tài NCKH cấp trường trở lên, còn
bao gồm thực hiện luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, có bài nghiên cứu đăng
trên các báo trung ương và địa phương, chuyên đề khoa học gắn với chuyên môn
giảng dạy hoặc tự làm thiết bị, mô hình dạy học (không tính đến biên soạn
giáo trình).
|
Văn bản của trường quy định chính
sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu
khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ (Quy chế chi tiêu nội bộ,
...).
Văn bản/tài liệu thể hiện các biện
pháp, kết quả đã thực hiện khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên
tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ
hàng năm (Quyết định hỗ trợ kinh phí, quyết định khen thưởng ...).
Luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.
Các chuyên đề nghiên cứu.
Ý kiến của cán bộ quản lý, nhà
giáo, nhân viên
|
|
Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, trường có đề tài nghiên cứu khoa học,
sáng kiến cải tiến từ cấp trường trở lên phục vụ thiết thực công tác đào tạo
của trường (ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối
với trường trung cấp, ít nhất 02 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải
tiến đối với trường cao đẳng).
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Hồ sơ thuyết minh các đề tài nghiên
cứu khoa học, sáng kiến cải tiến.
Kết quả đánh giá đề tài (giấy chứng
nhận, giải thưởng,…) các cấp (nếu có)
Văn bản/tài liệu thể hiện đề tài
nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến được ứng dụng trong công tác quản
lý, nâng cao chất lượng đào tạo hoặc được ứng dụng trong sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ.
|
|
Tiêu chuẩn 3: Hằng năm, trường
có các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động
đăng trên các báo, tạp chí khoa học ở trong nước hoặc quốc tế.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đối với trường trung cấp, hàng
năm có ít nhất 2 bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức,
người lao động đăng trên các báo, tạp chí khoa học ở trong nước hoặc quốc tế.
- Đối với trường cao đẳng, hàng năm
có ít nhất 3 bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người
lao động đăng trên các báo, tạp chí khoa học ở trong nước hoặc quốc tế.
- Trường hợp báo, tạp chí khoa học
chỉ có bản báo điện tử (website), không yêu cầu phải có bản in bài báo.
|
Các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo,
cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.
|
|
Tiêu chuẩn 4: Các đề tài
nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của trường được ứng dụng thực
tiễn.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- 100% đề tài
nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của trường được ứng dụng thực
tiễn.
- Ứng dụng thực tiễn được hiểu là: ứng
dụng trong các hoạt động của trường hoặc của người sử dụng lao động (trong sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ ...).
|
Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của trường.
Văn bản/tài liệu thể hiện việc ứng
dụng thực tiễn của các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến.
|
|
Tiêu chuẩn 5: Có liên kết
đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc
các tổ chức quốc tế; các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của trường.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Các hợp đồng, thỏa thuận, biên bản
ghi nhớ, hình ảnh, tài liệu... thể hiện việc liên kết đào tạo, triển khai hợp
tác
Văn bản thể hiện kết quả liên kết
đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc
các tổ chức quốc tế.
|
|
Tiêu chí 7 - Quản
lý tài chính
|
|
|
|
Tiêu chuẩn 1: Trường có quy
định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính theo quy định và công
bố công khai.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Văn bản quy định về quản lý, sử dụng,
thanh quyết toán về tài chính của trường.
Hình thức trường đã thực hiện công
khai quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính.
Nội dung thông tin về quản lý, sử dụng,
thanh quyết toán tài chính đã được công khai.
|
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14
tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự
nghiệp
Thông tư số 140/2007/TT-BTC ngày 30
tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài
công lập
Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày
15/06/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự
toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ
|
Tiêu chuẩn 2: Quản lý, sử dụng
các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ đúng theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Danh mục các nguồn thu từ hoạt động
dịch vụ đào tạo; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Hồ sơ, sổ sách quản lý các nguồn
thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết
toán.
Biên bản thanh kiểm tra, kiểm toán.
|
Như Tiêu chuẩn 1 (Tiêu chí 7)
|
Tiêu chuẩn 3: Trường có các
nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt động của trường.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kế hoạch tài chính (dự toán) của
trường hàng năm.
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết
toán.
Biên bản thanh kiểm tra, kiểm toán.
|
|
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện việc
quản lý, sử dụng và thanh quyết toán đúng quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Hệ thống hồ sơ, sổ sách về quản lý
tài chính.
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết
toán.
Biên bản xét duyệt quyết toán,
thanh kiểm tra, kiểm toán).
|
Như Tiêu chuẩn 1 (Tiêu chí 7)
|
Tiêu chuẩn 5: Thực hiện công
tác tự kiểm tra tài chính kế toán; thực hiện kiểm
toán theo quy định; xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề
còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài
chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện công khai tài
chính theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kế hoạch hàng năm về tự kiểm tra
công tác tự kiểm tra tài chính kế toán đối với trường và các đơn vị
Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra
công tác tự kiểm tra tài chính kế toán đối với trường và các đơn vị.
Báo cáo/văn bản thể hiện thực hiện công
tác kiểm toán của trường.
Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ
quan chủ quản hoặc biên bản kiểm toán của cơ quan kiểm toán (nếu có).
Báo cáo/văn bản thể hiện trường
đã xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc
trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết
luận của các cơ quan có thẩm quyền.
Các hình thức trường đã thực hiện
công khai tài chính theo quy định.
|
Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày
13/08/2004
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc
ban hành "Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, ơn
vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước"
Luật
Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011
Nghị
định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập
|
Tiêu chuẩn 6: Hằng năm, trường có đánh giá hiệu quả sử dụng
nguồn tài chính của trường; có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng tài chính nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của trường.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Báo cáo/văn bản thể hiện trường có đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trường.
Báo cáo/văn bản thể hiện trường có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài
chính.
Ý kiến của cán bộ quản lý liên quan
đến công tác tài chính.
|
|
Tiêu chí 8 – Dịch
vụ người học
|
|
|
|
Tiêu chuẩn 1: Người học được
cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, chương trình đào tạo; quy chế kiểm
tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trường; các chế độ,
chính sách hiện hành đối với người học; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy
và học theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Các tài liệu cung cấp cho người
học khi nhập học và trong quá trình học.
Quy chế kiểm
tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp của Trường;
Nội quy, quy chế của trường;
Văn bản của trường thể hiện chế độ,
chính sách hiện hành đối với người học
Ý kiến của người học, nhà giáo về
việc cung cấp thông tin khi nhập học và trong quá trình học.
|
Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 13/3/2017 quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy
mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày
20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư số 17/2017/TT-LĐTBXH ngày
30/6/2017 ban hành Quy
chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 2: Người học được
hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Thống kê các chính sách, chế độ hỗ
trợ đối với người học thuộc đối tượng ưu tiên và các chính sách xã hội khác
mà trường đã và đang áp dụng
Danh sách những người học thuộc đối
tượng ưu tiên: họ và tên, lớp, khóa, đối tượng, nội dung được hỗ trợ (kèm
theo hồ sơ người học được hưởng các chế độ, chính sách).
Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.
|
Luật Giáo dục nghề nghiệp
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định
về cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi
phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021
Thông tư số 17/2017/TT-LĐTBXH ngày
30/6/2017 ban hành Quy
chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng
Thông tư liên tịch số
09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP
Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày
20/10/2015 về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng,
trung cấp
Thông tư liên tịch số
12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 16/06/2016 hướng dẫn thực hiện chính sách
nội trú quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng,
trung cấp
Thông tư liên tịch số
14/2016/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 05/05/2016 sửa đổi, bổ sung mục III của
Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008 của liên
bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính hướng dẫn
thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
|
Tiêu chuẩn 3: Có chính sách
và thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với người học
đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Người học được hỗ trợ kịp thời
trong quá trình học tập tại trường để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Có quy định về cơ chế hỗ trợ người
học;
- Có bộ phận/cán bộ phụ trách công
tác hỗ trợ người học trong quá trình học tập;
- Người học được biết về cơ chế hỗ
trợ và bộ phận/cán bộ phụ trách công tác hỗ trợ.
|
Văn bản của trường quy định chính
sách khen thưởng, khuyến khích đối với người học đạt kết quả cao trong học tập,
rèn luyện.
Danh sách người học đạt kết quả cao
trong học tập, rèn luyện và các hình thức khen thưởng hàng năm.
Văn bản/tài liệu thể hiện người học
được hỗ trợ trong quá trình học tập tại trường hàng năm.
Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.
Ý kiến của người học, người học tốt
nghiệp đã đi làm...
|
Thông tư số 17/2017/TT-LĐTBXH ngày
30/6/2017 ban hành Quy
chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng
|
Tiêu chuẩn 4: Người học được
tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc
xuất thân.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Văn bản của trường có liên quan đến
người học (thông báo tuyển sinh, quy định ký túc xá ….).
Báo cáo tổng kết hàng năm của trường.
Biên bản thanh, kiểm tra, xử lý khiếu
nạn, tố cáo (nếu có).
Ý kiến của người học
|
|
Tiêu chuẩn 5: Ký túc xá đảm bảo đủ diện tích nhà ở và các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện,
nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập của người học.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Đối với
các ngành, nghề có các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan, điều
kiện cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản đó.
Ví dụ như: Yêu cầu về Ký túc xá trường
đào tạo cao đẳng điều dưỡng: theo quy định tại Quyết định số 1767/QĐ-BYT ngày
25/5/2010 của Bộ Y tế ban hành: “Tiêu chuẩn chuyên môn mở mã ngành tuyển sinh
đào tạo cao đẳng điều dưỡng”.
|
Thông tin về ký túc xá của trường:
diện tích, chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi
khác.
Báo cáo/văn bản có nội dung về
việc đánh giá ký túc xá về: diện tích chỗ ở và các điều kiện tối thiểu cho sinh
hoạt và học tập của người học.
Ý kiến của người học
|
|
Tiêu chuẩn 6: Có dịch vụ
y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ; dịch vụ ăn uống của trường đáp ứng nhu cầu
của người học và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Dịch vụ phải đảm bảo người học
được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ kịp thời khi có nhu cầu.
- Không xảy ra bất cứ một vụ ngộ
độc thực phẩm nào.
|
Thông tin địa điểm tại Trường
cung cấp dịch vụ y tế;
Danh sách bộ phận cung cấp dịch vụ
y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người học.
Danh mục các thiết bị y tế cơ bản
để cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người học;
Báo cáo/văn bản đánh giá về công
tác y tế của trường hàng năm hoặc đột xuất (nếu có báo cáo đột xuất).
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm của Nhà ăn hoặc dịch vụ ăn uống
Báo cáo/văn bản đánh giá dịch vụ
ăn uống của trường.
Ý kiến của người học, cán bộ có
liên quan.
|
|
Tiêu chuẩn 7: Người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội; được đảm bảo
an toàn trong khuôn viên trường.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: Đánh giá cả các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao có thể do Trường tổ chức hoặc do đơn vị khác tổ chức mà người học của
trường tham gia.
|
Thông tin về khu thể dục thể thao, khu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ phục vụ cho hoạt
động của trường.
Báo cáo/tài liệu về việc người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội hàng năm.
Các hoạt động để đảm bảo an ninh trật
tự trong khuôn viên trường.
Báo cáo/văn bản đánh giá về tình
hình an toàn trong khuôn viên trường hàng năm.
Ý kiến của người học, người học tốt
nghiệp đã đi làm.
|
|
Tiêu chuẩn 8: Trường thực hiện việc tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt
nghiệp.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kế hoạch tư vấn việc làm cho người
học sau khi tốt nghiệp hàng năm.
Văn bản/tài liệu, thông tin về
việc tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.
Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả
công tác tư vấn việc làm hàng năm hoặc giai đoạn.
Ý kiến của người học, người học tốt
nghiệp đã đi làm...
|
|
Tiêu chuẩn 9: Hằng năm, trường tổ
chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà
tuyển dụng.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý: ít nhất 01 lần/năm, trường tổ chức hoặc phối
hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng. Trường hợp tại năm đánh giá chưa thực hiện thì xem xét kế hoạch thực
hiện.
|
Kế hoạch tổ
chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà
tuyển dụng hàng năm.
Danh sách các nhà tuyển dụng tham gia tổ chức hội chợ việc làm hàng năm.
Báo cáo kết quả tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với
các nhà tuyển dụng hàng năm.
Ý kiến của người học, người học tốt
nghiệp đã đi làm, cán bộ có liên quan
|
|
Tiêu chí 9 –
Giám sát, đánh giá chất lượng
|
|
|
|
Tiêu chuẩn 1: Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 10 đơn vị
sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử
dụng lao động.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kế hoạch/phương án thu thập ý kiến
đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt
nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động hàng năm.
Danh sách đơn vị sử dụng lao động
được thu thập ý kiến hàng năm, trong đó nêu rõ: tên; địa chỉ; số lượng, tên
người học đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.
Phương pháp thu thập ý kiến đã
thực hiện và văn bản/tài liệu/thông tin kèm theo.
Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả
thu thập ý kiến hàng năm.
|
|
Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu
50% cán bộ quản lý, nhà giáo,
viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến dạy và học,
chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ
nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo,
viên chức và người lao động.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kế hoạch/phương án thu thập ý kiến cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến
dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá,
phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động.
Danh sách cán
bộ quản lý, nhà giáo, viên chức
và người lao động hàng năm và danh sách được thu thập ý
kiến hàng năm (phân đều cho các đơn vị phòng, khoa,
trung tâm,… trực thuộc).
Phương pháp thu thập ý kiến đã thực
hiện và văn bản/tài liệu/thông tin kèm theo.
Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả
thu thập ý kiến.
|
|
Tiêu chuẩn 3: Hằng năm,
thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 30% người học đại diện
các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức
đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính
sách liên quan đến người học của trường.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kế hoạch/phương án thu thập ý kiến
người học về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo;
chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên
quan đến người học của trường .
Danh sách người học hàng năm.
Danh sách người học được thu thập ý
kiến hàng năm.
Phương pháp thu thập ý kiến đã thực
hiện và văn bản/tài liệu/thông tin kèm theo.
Báo cáo/tài liệu thể hiện kết quả
thu thập ý kiến hàng năm.
|
|
Tiêu chuẩn 4: Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá
chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
|
Kế hoạch thực hiện tự đánh giá.
Văn bản về thành lập/kiện toàn Hội
đồng tự đánh giá;Báo cáo tự đánh giá.
Văn bản/tài liệu/hình ảnh thể hiện
trường công khai báo cáo tự đánh giá.
|
Luật Giáo dục
nghề nghiệp 2014
Thông tư số
28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ LĐTBXH quy định hệ thống bảo đảm chất
lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
|
Tiêu chuẩn 5: Hằng năm, trường
có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả
tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài nếu có.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
Tiêu chuẩn 4 – Tiêu chí 9 (Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng
và kiểm định chất lượng theo quy định) Đạt.
|
Kế hoạch hàng năm cải thiện, nâng cao chất lượng
đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài (nếu có đánh giá ngoài)
Văn bản/tài liệu/báo cáo thể hiện
việc trường thực hiện theo kế hoạch đã có.
|
|
Tiêu chuẩn 6: Trường có tỷ lệ
80% người học có việc làm phù hợp với chuyên ngành hoặc nghề đào tạo sau 6
tháng kể từ khi tốt nghiệp.
|
Đáp ứng nội hàm tiêu chuẩn.
Lưu ý:
- Trường phải thực hiện điều tra lần
vết đối với 100% người học tốt nghiệp, tỷ lệ phản hồi đạt ít nhất 50%.
- Việc làm phù hợp với ngành, nghề
đào tạo là việc làm sử dụng kiến thức, kỹ năng từ chương trình đào tạo mà người
học được học
- Tỷ lệ 80% theo yêu cầu tiêu chuẩn
được tính trên tổng số người học có phản hồi đối với điều tra của Trường.
- Đối với các ngành/nghề có quy định
đặc thù, ví dụ như y tế, đối với 6 đối tượng theo Luật khám, chữa bệnh (Bác sĩ; điều dưỡng viên; hộ sinh viên;
kỹ thuật viên; lương y; người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa
bệnh gia truyền) phải có Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì
tỷ lệ 80% theo yêu cầu tiêu chuẩn được tính trên tổng số người học có Chứng
chỉ hành nghề)
|
Quyết định công nhận tốt nghiệp và
danh sách người học đã tốt nghiệp hàng năm.
Kế hoạch/phương án điều tra lần vết
đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm hàng năm.
Văn bản/tài liệu/thông tin thể hiện
từng hình thức điều tra lần vết (ví dụ như Phiếu hỏi nếu khảo sát bằng phiếu
hỏi; bản tổng hợp ý kiến và danh sách điện thoại liên hệ nếu khảo sát qua điện
thoại ...).
Báo cáo kết quả điều tra lần vết.
|
Thông tư số 21/2018/TT-BLĐTBXH ngày
30/11/2018 quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
|