BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/2018/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày
26 tháng 9 năm 2018
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC PHÁP LUẬT THUỘC KHỐI CÁC MÔN
HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Căn cứ Luật
giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành Thông tư ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học
chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình môn học Pháp luật
thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng (không áp dụng đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc
lĩnh vực an ninh, quốc phòng; tùy theo yêu cầu thực tế, Bộ Quốc phòng hoặc Bộ
Công an phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, thống nhất điều
chỉnh môn học cho phù hợp với yêu cầu đào tạo, bảo đảm khối lượng kiến thức và
thời lượng môn học sau khi điều chỉnh bằng hoặc lớn hơn khối lượng kiến thức và
thời lượng môn học được quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm
2018. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký
hoạt động giáo dục nghề nghiệp đang tổ chức giảng dạy môn học Pháp luật thuộc
khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện giảng dạy môn học
theo các quy định hiện hành cho đến khi kết thúc khóa học.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở
giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quân
|
CHƯƠNG TRÌNH
MÔN HỌC PHÁP LUẬT THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên môn học:
Pháp luật
Thời gian thực hiện môn học: 15 giờ (lý
thuyết: 9 giờ; thảo luận, bài tập: 5 giờ; kiểm tra: 1 giờ)
I. Vị trí,
tính chất của môn học
1. Vị trí
Môn học Pháp luật là môn học bắt buộc thuộc khối
các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp.
2. Tính chất
Chương trình môn học bao gồm
một số nội dung về nhà nước và pháp luật; giúp người học
có nhận thức đúng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
II. Mục tiêu
môn học
Sau khi học xong môn học này,
người học đạt được:
1. Về kiến thức
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hệ thống pháp luật
của Việt Nam;
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; pháp luật lao
động; phòng, chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Về kỹ năng
- Nhận biết được cấu trúc, chức
năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị
- xã hội ở Việt Nam; các thành tố của hệ thống pháp luật và các loại văn bản
quy phạm pháp luật của Việt Nam;
- Phân biệt được khái niệm, đối
tượng, phương pháp điều chỉnh và vận dụng được các kiến thức được học về pháp luật
lao động; phòng, chống tham nhũng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào việc xử
lý các vấn đề liên quan trong các hoạt động hàng ngày.
3. Về năng lực tự chủ và
trách nhiệm
Tôn trọng, sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối
quan hệ liên quan đến các nội dung đã được học, phù hợp với quy định của pháp luật
và các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.
III. Nội
dung môn học
1. Nội
dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT
|
Tên chương/
bài
|
Thời gian
(giờ)
|
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thảo luận/
bài tập
|
Kiểm tra
|
|
|
1
|
Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp
luật
|
2
|
1
|
1
|
|
|
2
|
Bài 2: Hiến pháp
|
2
|
1
|
1
|
|
|
3
|
Bài 3: Pháp luật lao động
|
7
|
5
|
2
|
|
|
4
|
Bài 4: Pháp luật phòng, chống tham nhũng
|
2
|
1
|
1
|
|
|
5
|
Bài 5: Pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
|
1
|
1
|
0
|
|
|
6
|
Kiểm tra
|
1
|
|
|
1
|
|
|
Cộng
|
15
|
9
|
5
|
1
|
|
2. Nội
dung chi tiết:
Bài
1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Mục tiêu
- Nhận biết được bản chất, chức
năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nhận biết được các thành
tố của hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam.
2. Nội dung
2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1.1. Bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ
máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.1.3. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam
2.2.1. Các thành tố của hệ thống pháp
luật
2.2.1.1. Quy phạm pháp luật
2.2.1.2. Chế định pháp luật
2.2.1.3. Ngành luật
2.2.2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam
2.2.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
2.2.3.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
2.2.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
Việt Nam hiện nay
Bài
2:
HIẾN PHÁP
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm, vị trí của hiến pháp
và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
- Nhận thức được trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân trong việc thi hành và bảo vệ Hiến pháp.
2. Nội dung
2.1. Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.1.1. Khái niệm hiến pháp
2.1.2. Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật
Việt Nam
2.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2.2.1. Chế độ chính trị
2.2.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân
2.2.3. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa
học, công nghệ và môi trường
Bài
3:
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
1. Mục tiêu
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản về Luật lao động.
- Nhận biết được quyền, nghĩa vụ của người
lao động, người sử dụng lao động và một số vấn đề cơ bản khác trong pháp luật lao
động.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều
chỉnh của Luật lao động
2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động
2.3. Một số nội dung của Bộ luật lao động
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
2.3.3. Hợp đồng lao động
2.3.4. Tiền lương
2.3.5. Bảo hiểm xã hội
2.3.6. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ
ngơi
2.3.7. Kỷ luật lao động
2.3.8. Tranh chấp lao động
2.3.9. Công đoàn
Bài
4:
PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Mục tiêu
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản về phòng, chống tham nhũng và các điểm chính của Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của công dân trong công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm tham nhũng
2.2. Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng
2.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng,
chống tham nhũng
2.4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng,
chống tham nhũng
2.5. Giới thiệu Luật
Phòng, chống tham nhũng
Bài
5:
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Mục tiêu
- Trình bày được quyền và
nghĩa vụ của người tiêu dùng;
- Nhận thức được trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Nội dung
2.1. Quyền và nghĩa vụ của người
tiêu dùng
2.2. Trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
IV. Điều kiện
thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà
xưởng: Phòng học.
2. Trang thiết bị máy móc: Máy
tính, máy chiếu Projector.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Phim,
tranh ảnh minh họa các tình huống pháp luật, tài liệu phát tay cho học sinh,
tài liệu tham khảo.
4. Các điều kiện khác:
Khuyến khích các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc
một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.
V. Phương pháp
đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của
người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích
lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
VI. Miễn trừ, bảo
lưu kết quả học tập
Việc miễn trừ,
bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.
Tài
liệu tham khảo
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, 2013.
2. Bộ Luật lao động,
2012.
3. Luật Bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng, 2010.
4. Luật Phòng,
chống tham nhũng, 2005.
5. Quyết định số 1309/QĐ-TTg
ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con
người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
6. Quyết định số 1997/QĐ-TTg
ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các
hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2020.
7. Chỉ thị số 10/CT-
TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống
tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014.
8. Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 22/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
chương trình, giáo trình môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trung cấp nghề,
trình độ cao đẳng nghề.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Pháp luật đại
cương, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm, 2017.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu giảng dạy về
phòng, chống tham nhũng dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT
ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014).
11. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường
Đại học Kinh tế - Luật: Giáo trình Luật Lao động, năm 2016.
12. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận
chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2018.
13. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến
pháp Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.
14. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Lao
động Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2018.
15. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Xây dựng
văn bản pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2016.
16. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo
trình Luật Hiến pháp Việt Nam, năm 2017.
17. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo
trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, năm 2017./.
CHƯƠNG TRÌNH
MÔN HỌC PHÁP LUẬT THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên môn học:
Pháp luật
Thời gian thực hiện môn học:
30 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thảo luận, bài tập: 10 giờ; kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí,
tính chất của môn học
1. Vị trí
Môn học Pháp luật là môn học bắt buộc thuộc khối
các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
2. Tính chất
Chương trình môn học bao gồm
một số nội dung về nhà nước và pháp luật; giúp người học
có nhận thức đúng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
II. Mục
tiêu môn học
Sau khi học xong môn học này,
người học đạt được:
1. Về kiến thức
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hệ thống pháp luật
của Việt Nam;
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; pháp luật dân
sự, lao động, hành chính, hình sự; phòng, chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
2. Về kỹ năng
- Nhận biết được cấu trúc, chức
năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị
- xã hội ở Việt Nam; các thành tố của hệ thống pháp luật và các loại văn bản
quy phạm pháp luật của Việt Nam;
- Phân biệt được khái niệm, đối
tượng, phương pháp điều chỉnh và vận dụng được các kiến thức được học về pháp luật
dân sự, lao động, hành chính, hình sự; phòng, chống tham nhũng; bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng vào việc xử lý các vấn đề liên quan trong các hoạt động hàng
ngày.
3. Về năng lực tự chủ và
trách nhiệm
Tôn trọng, sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối
quan hệ liên quan các nội dung đã được học, phù hợp với quy định của pháp luật và
các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.
III. Nội
dung môn học
1. Nội
dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT
|
Tên chương/
bài
|
Thời gian
(giờ)
|
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thảo luận/ bài
tập
|
Kiểm tra
|
|
|
1
|
Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp
luật
|
2
|
1
|
1
|
|
|
2
|
Bài 2: Hiến pháp
|
2
|
1
|
1
|
|
|
3
|
Bài 3: Pháp luật dân sự
|
5
|
3
|
2
|
|
|
4
|
Bài 4: Pháp luật lao động
|
7
|
5
|
2
|
|
|
5
|
Bài 5: Pháp luật hành chính
|
4
|
3
|
1
|
|
|
6
|
Bài 6: Pháp luật hình sự
|
5
|
3
|
2
|
|
|
7
|
Bài 7: Pháp luật phòng, chống tham nhũng
|
2
|
1
|
1
|
|
|
8
|
Bài 8: Pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
|
1
|
1
|
0
|
|
|
9
|
Kiểm tra
|
2
|
|
|
2
|
|
|
Cộng
|
30
|
18
|
10
|
2
|
|
2. Nội
dung chi tiết:
Bài
1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Mục tiêu
- Nhận biết được bản chất, chức
năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nhận biết được các thành
tố của hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam.
2. Nội dung
2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1.1. Bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ
máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.1.3. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam
2.2.1. Các thành tố của hệ thống pháp
luật
2.2.1.1. Quy phạm pháp luật
2.2.1.2. Chế định pháp luật
2.2.1.3. Ngành luật
2.2.2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam
2.2.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
2.2.3.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
2.2.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
Việt Nam hiện nay
Bài
2:
HIẾN PHÁP
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm, vị trí của hiến pháp
và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
- Nhận thức được trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân trong việc thi hành và bảo vệ Hiến pháp.
2. Nội dung
2.1. Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.1.1. Khái niệm hiến pháp
2.1.2. Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật
Việt Nam
2.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2.2.1. Chế độ chính trị
2.2.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân
2.2.3. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa
học, công nghệ và môi trường
Bài
3:
PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1. Mục tiêu
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản về Luật dân sự.
- Nhận biết được quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản và các vấn đề cơ bản về hợp đồng.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều
chỉnh của Luật dân sự
2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự
2.3. Một số nội dung của Bộ luật dân sự
2.3.1. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
2.3.2. Hợp đồng
Bài
4:
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
1. Mục tiêu
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản về Luật lao động.
- Nhận biết được quyền, nghĩa vụ của người
lao động, người sử dụng lao động và một số vấn đề cơ bản khác trong pháp luật lao
động.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều
chỉnh của Luật lao động
2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động
2.3. Một số nội dung của Bộ luật lao động
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
2.3.3. Hợp đồng lao động
2.3.4. Tiền lương
2.3.5. Bảo hiểm xã hội
2.3.6. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ
ngơi
2.3.7. Kỷ luật lao động
2.3.8. Tranh chấp lao động
2.3.9. Công đoàn
Bài
5:
PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Mục tiêu
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản về Luật hành chính;
- Nhận biết được các dấu hiệu vi phạm
hành chính, nguyên tắc và các hình thức xử lý vi phạm hành chính.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều
chỉnh của Luật hành chính
2.2. Vi phạm và xử lý vi phạm hành chính
2.2.1. Vi phạm hành chính
2.2.2. Xử lý vi phạm hành chính
Bài
6:
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
1. Mục tiêu
- Trình bày được một số nội
dung cơ bản của Luật hình sự.
- Nhận biết được các loại
tội phạm và các hình phạt.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh
của Luật hình sự
2.2. Một số nội dung cơ bản của Bộ luật hình sự
2.2.1.Tội phạm
2.2.2. Hình phạt
Bài
7:
PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Mục tiêu
- Trình bày được một số nội
dung về phòng, chống tham nhũng và các điểm chính của Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của công dân trong công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm tham nhũng
2.2. Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng
2.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng,
chống tham nhũng
2.4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng,
chống tham nhũng
2.5. Giới thiệu Luật
Phòng, chống tham nhũng
Bài
8:
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Mục tiêu
- Trình bày được quyền và
nghĩa vụ của người tiêu dùng;
- Nhận thức được trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Nội dung
2.1. Quyền và nghĩa vụ của người
tiêu dùng
2.2. Trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
IV. Điều kiện
thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà
xưởng: Phòng học.
2. Trang thiết bị máy móc: Máy
tính, máy chiếu Projector.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Phim,
tranh ảnh minh họa các tình huống pháp luật, tài liệu phát tay cho học sinh,
tài liệu tham khảo.
4. Các điều kiện khác:
Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ
sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học
và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung
của môn học theo hình thức trực tuyến.
V. Phương
pháp đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của người
học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực
hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế
hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra,
thi, xét công nhận tốt nghiệp.
VI. Miễn trừ,
bảo lưu kết quả học tập
Việc miễn trừ,
bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.
Người học đã có bằng
tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học
được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung
cấp.
Tài
liệu tham khảo
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, 2013.
2. Bộ Luật lao động,
2012.
3. Bộ Luật dân sự,
2015.
4. Bộ Luật hình
sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
5. Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, 2010.
6. Luật Phòng,
chống tham nhũng, 2005.
7. Luật Xử lý vi
phạm hành chính, 2012.
8. Quyết định số 1309/QĐ-TTg
ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con
người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
9. Quyết định số 1997/QĐ-TTg
ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các
hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2020.
10. Chỉ thị số 10/CT-
TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống
tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014.
11. Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 22/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
chương trình, giáo trình môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trung cấp nghề,
trình độ cao đẳng nghề.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Pháp luật
đại cương, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm, 2017.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu giảng dạy về
phòng, chống tham nhũng dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về
luật (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014).
14. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường
Đại học Kinh tế - Luật: Giáo trình Luật Lao động, năm 2016.
15. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận
chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2018.
16. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến
pháp Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.
17. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Lao
động Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2018.
18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình
sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2015.
19. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật dân
sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.
20. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật hành
chính Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2015.
21. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Xây dựng
văn bản pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2016.
22. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo
trình Luật Hiến pháp Việt Nam, năm 2017.
23. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo
trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, năm 2017.
24. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo
trình Luật hành chính Việt Nam, năm 2018./.