Từ ngày 24/9/2024, trách nhiệm của trường đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định mới đã được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 1646/QĐ-BHXH năm 2024.
>> Các trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 2024
>> Đề xuất thêm nhiều quyền lợi cho người lao động tham gia BHYT
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1646/QĐ-BHXH năm 2024, từ ngày 24/9/2024 trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
(i) Quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng nêu tại Điều 1 Quyết định 1646/QĐ-BHXH theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và đúng mục đích sử dụng: Để phục vụ công tác tuyên truyền; đưa đón giảng viên, học viên đi học tập, thực tế cơ sở và phục vụ các hoạt động đào tạo khác của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
(ii) Quyết định việc sử dụng kết hợp xe ô tô chuyên dùng để phục vụ công tác chung trên cơ sở đề nghị của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đảm bảo không ảnh hưởng đến mục đích chính của xe chuyên dùng quy định tại khoản (i) Mục này.
(iii) Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích, công khai, minh bạch.
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
Trách nhiệm của trường đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội từ ngày 24/9/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 1 Quyết định 178/QĐ-BHXH năm 2023, quy định về vị trí và chức năng của trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội như sau:
(i) Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) tổ chức công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo phân cấp; nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.
(ii) Trường chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
(iii) Trường có tên giao dịch quốc tế là: Training Institute for Social Security Operation.
Căn cứ Điều 4 Quyết định 178/QĐ-BHXH, cơ cấu tổ chức và biên chế của trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội như sau:
(i) Cơ cấu tổ chức của Trường gồm:
- Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý.
- Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
- Văn phòng.
- Cơ sở bồi dưỡng tại Hà Tĩnh.
- Cơ sở bồi dưỡng tại Bình Thuận.
Phòng, khoa, cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Phòng) do Trưởng phòng, Trưởng khoa, Giám đốc Cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Trưởng phòng và tương đương) quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng và tương đương chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng. Giúp Trưởng phòng và tương đương có Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc Cơ sở bồi dưỡng (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng và tương đương). Số lượng Phó Trưởng phòng và tương đương theo quy định tại Nghị định 47/2019/NĐ-CP đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ.
Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương do Hiệu trưởng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo tiêu chuẩn chức danh, quy trình do Tổng Giám đốc quy định.
(ii) Biên chế của Trường do Tổng Giám đốc giao và được Hiệu trưởng quản lý, sử dụng theo quy định. Công chức, viên chức của Trường được tuyển dụng theo quy định hiện hành và làm việc theo quy chế làm việc của Trường và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(iii) Trên cơ sở khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Hiệu trưởng trình Tổng Giám đốc phương án sử dụng lao động hợp đồng và thực hiện sau khi được phê duyệt.