Sắp tới tôi dự định thành lập công ty nhưng không rõ phải gửi thông báo số lao động làm việc khi nào? Gửi cho ai? Và phải sử dụng mẫu nào? Mong được hỗ trợ! – Hà Vy (Hà Nam).
>> Các nội dung cần có trong nội quy lao động 2024
>> Quy định về hồ sơ và đăng ký nội quy lao động 2024
Sau khi thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi thông báo số lao động làm việc tại doanh nghiệp về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Cụ thể:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Luật Doanh nghiệp và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 05/3/2023)
Thông báo số lao động làm việc tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh thành lập 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị như sau:
“Điều 16. Thông báo tình hình biến động lao động
1. Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.
Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01 tháng 10 năm 2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
3. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.”
Như vậy, doanh nghiệp phải thông báo tình hình biến động lao động với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc tại 3 thời điểm sau:
- Thứ nhất, thực hiện thông báo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập;
- Thứ hai, thực hiện thông báo trước ngày 03 hằng tháng nếu có biến động lao động;
- Thứ ba, thực hiện thông báo ngay nếu giảm từ 50 lao động trở lên.
Căn cứ khoản 3 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 41. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
…
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
...”
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…”
Theo như quy định nêu trên, doanh nghiệp có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của doanh nghiệp khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định thì có thể phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng.