Hiện nay, Luật Doanh nghiệp có những văn bản sửa đổi, bổ sung nào? Bao gồm những văn bản hướng dẫn thi hành nào còn hiệu lực? – Văn Dũng (Đồng Nai).
>> Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Cấp 'sổ đỏ' cho Condotel từ ngày 20/5/2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 03/04/2023
Tính đến thời điểm hiện tại, đang áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Doanh nghiệp sau đây:
THÔNG BÁO Đã có Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 (cập nhật ngày 11/01/2024) |
1. Luật Doanh nghiệp 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
2. Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2022).
File Word Luật Doanh nghiệp và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 05/3/2023) |
Ảnh chụp một phần lược đồ Luật Doanh nghiệp 2020
3. Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
4. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/01/2021).
5. Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2021).
6. Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022).
7. Nghị định 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2022).
8. Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/09/2022).
9. Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số Điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/03/2023).
Điều 34. Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu – Nghị định 153/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2022/NĐ-CP, Nghị định 08/2023/NĐ-CP) 1. Tuân thủ quy định của Nghị định này về việc chào bán trái phiếu. 2. Phải quản lý, sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu theo đúng phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật. 3. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc sau: a) Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó. b) Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận. c) Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ chào bán trái phiếu và các thông tin công bố; thực hiện chế độ quản lý tài chính, kế toán thống kê và kiểm toán theo quy định của pháp luật. 5. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu không tuân thủ quy định tại Nghị định này tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và quy định của pháp luật có liên quan. 6. Có trách nhiệm giải thích cho nhà đầu tư các thông tin liên quan đến phương án phát hành, các rủi ro pháp lý, rủi ro đầu tư, rủi ro sử dụng vốn, quyền, lợi ích, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp phát hành và của nhà đầu tư. 7. Doanh nghiệp phát hành phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này. |
10. Thông tư 122/2020/TT-BTC hướng dẫn chế độ công bố thông tin và báo cáo theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021).
11. Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2022).
12. Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2021).