Cho tôi hỏi năm 2023, doanh nghiệp phải lưu ý những vấn đề gì về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động? – Như Hảo (Bình Dương).
>> Những điểm nổi bật về tiền lương, thưởng năm 2023 của người lao động
>> Tra cứu mức lương tối thiểu vùng năm 2023 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 thì trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
(1) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
(2) Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
(3) Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(4) Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
(5) Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15, khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
- Nơi doanh nghiệp tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
- Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi doanh nghiệp tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Lưu ý:
- Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
- Mẫu văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP |
Những lưu ý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi năm 2023 của người lao động (Ảnh minh họa)
Tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:
(1) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
(2) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
(3) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Lưu ý: Khi nghỉ việc riêng trong các trường hợp nói trên, người lao động phải thực hiện việc thông báo với người sử dụng lao động .
Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương nêu trên là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ việc riêng có hưởng lương (khoản 2 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
>> Xem thêm công việc
>> Sắp xếp thời giờ làm việc bình thường