Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo tiếp cận sử dụng được quy định chi tiết tại QCVN 10:2024/BXD.
>> Xây dựng và tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức từ 23/09/2024
QCVN 10:2024/BXD do Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BXD.
QCVN 10:2024/BXD thay thế QCVN 10:2014/BXD ban hành theo Thông tư 21/2014/TT-BXD. Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý như sau:
QCVN 10:2024/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng để đảm bảo người gặp khó khăn khi tiếp cận có thể tiếp cận sử dụng.
Chú thích: Đối với các công trình di tích cần phải bảo tồn, công trình cũ không đủ điều kiện để cải tạo phải có các giải pháp trợ giúp người gặp khó khăn khi tiếp cận.
Các công trình xây dựng phải đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người gặp khó khăn khi tiếp cận bao gồm:
(i) Nhà chung cư.
(ii) Công trình công cộng:
- Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu.
- Công trình trụ sở, văn phòng làm việc.
- Công trình y tế.
- Công trình thể thao.
- Công trình văn hóa.
- Công trình thương mại, dịch vụ.
(iii) Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Công trình giao thông đô thị: nhà ga, bến tàu, bến xe, đường và hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt bộ hành.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, công viên, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng).
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình nêu ở Mục 2.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.
- QCVN 01:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
- QCVN 03:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng.
- QCVN 06:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.
Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Người gặp khó khăn khi tiếp cận: Người cao tuổi bị suy giảm các chức năng của cơ thể, người tạm thời gặp khó khăn trong di chuyển, người khuyết tật.
Chú thích: Đối tượng người khuyết tật được đề cập quy định tại quy chuẩn này bao gồm: người khuyết tật vận động; người khuyết tật nghe, nói; người khuyết tật nhìn.
- Người cao tuổi bị suy giảm các chức năng của cơ thể: Người từ đủ 60 tuổi trở lên khi bị lão hóa dẫn đến suy giảm các chức năng vận động, nghe, nhìn.
- Người tạm thời gặp khó khăn trong di chuyển: Phụ nữ mang thai, người có con nhỏ đẩy xe nôi, người bệnh, người đang bị chấn thương dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
- Người khuyết tật: Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
- Khuyết tật vận động: Tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
- Người khuyết tật vận động có khả năng tự đi lại được nhờ các thiết bị trợ giúp như xe lăn, nạng, nẹp, giầy chỉnh hình, gậy chống, lồng chống.
- Khuyết tật nghe, nói:
+ Tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm không thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
+ Người khuyết tật trong khả năng nghe có thể ở các mức độ khác nhau như: bị điếc hoàn toàn; nghe được một số tần số âm thanh nhất định; thỉnh thoảng gặp khó khăn khi nghe.
- Khuyết tật nhìn:
+ Tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
+ Người khuyết tật nhìn có thể ở các mức độ khác nhau như: không có khả năng phân biệt sáng tối (bị mù hoàn toàn); hạn chế tầm nhìn: không có khả năng nhìn hai bên, bên trên hoặc bên dưới; hạn chế khả năng nhìn rõ; bị cận thị nặng; bị mù màu, bị lóa khi gặp ánh sáng mạnh.
- Tiếp cận: Là việc người gặp khó khăn khi tiếp cận sử dụng được nhà ở và công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.
- Công trình xây dựng đảm bảo tiếp cận sử dụng: Môi trường kiến trúc được tạo dựng mà người gặp khó khăn khi tiếp cận có thể đến và sử dụng các không gian chức năng trong công trình.
- Đường vào công trình: Đường dẫn tới lối vào công trình.
- Lối vào công trình: Lối tiếp cận vào bên trong công trình.
- Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết: Dấu hiệu đặc trưng của một bề mặt đã tiêu chuẩn hoá được đặt vào hoặc gắn lên diện tích bề mặt đường đi bộ hoặc lên cấu kiện khác để báo hiệu cho người khuyết tật nhận biết những bất thường trên lối đi.