Những điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Giêng năm 2025. Các hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
>> Những lời chúc valentine ngọt ngào dành cho người yêu năm 2025
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 08 và ngày 09/02/2025
Rằm tháng Giêng hay còn được biết đến với cái tên Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên, là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Ngày này diễn ra từ giữa đêm 14 cho đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch, đánh dấu một dịp lễ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là thời điểm để mọi người sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong cho một năm mới an khang thịnh vượng.
Trong ngày này, mọi người thường tổ chức các lễ cúng bao gồm hoa quả, xôi chè,…dâng lên Thần Phật và tổ tiên cầu mong mọi sự bình an trong cuộc sống, bên cạnh đó nhiều hoạt động ý nghĩa cũng được mọi người thực hiện như phóng sinh cầu phúc, đi chùa lễ phật,…
Rằm tháng Giêng không chỉ đơn thuần là một ngày lễ hội, mà còn là dịp để mọi người gắn kết với nhau, tạo nên những kỷ niệm đẹp bên gia đình và bạn bè. Đây là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của người Việt, thể hiện sự tôn trọng đối với truyền thống và giá trị tâm linh.
Bên cạnh đó, những điều kiêng lỵ dịp rằm tháng Giêng cũng được nhiều người chú ý để tránh những điều không tốt đến với mình. Dưới dây là một số gợi ý về những điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Giêng mà quý khách hàng có thể tham khảo:
- Kiêng để bàn thờ bụi bẩn: Điều này thể hiện sự bất kính với tổ tiên, vì vậy cần giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ và trang nghiêm.
- Kiêng nói những điều không may: Tránh rước vận xui vào người bằng cách giữ lời nói tích cực và tránh những câu chuyện không tốt.
- Kiêng vay mượn tiền bạc: Để tránh hao tài cả năm và tiền bạc tiêu tan, mọi người thường hạn chế việc vay mượn trong dịp này.
- Kiêng đến những nơi có nhiều âm khí: Để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực, mọi người nên cẩn thận khi lui tới những địa điểm không tốt cho tâm linh.
- Không sát sinh, hại vật: Tôn trọng sự sống là một phần quan trọng trong văn hóa, vì vậy trong dịp này, mọi người thường kiêng việc sát sinh.
- Kiêng tranh cãi, xô xát: Để giữ hòa khí và sống chan hòa, vui vẻ, mọi người nên tránh những cuộc cãi vã hay xô xát trong thời gian này.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Những điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Giêng năm 2025 (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các hoạt động sau khi đực cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức như sau:
1. Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý;
b) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc;
c) Sửa chữa, cải tạo trụ sở;
d) Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo;
đ) Tổ chức đại hội thông qua hiến chương.
2. Khi thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tại khoản 2 Điều 22 Luật Tín gưỡng, tôn giáo 2016 về hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo bao gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức;
b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
đ) Hiến chương của tổ chức;
e) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;
g) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Xem thêm>> Rằm tháng Giêng có đốt vàng mã không? Rằm tháng Giêng cúng xôi gì?