Ngày 07/02/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 10/CĐ-TTg chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý dạy thêm, học thêm.
>> Công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa
>> Văn khấn cúng dâng sao giải hạn (ngày Rằm tháng Giêng) đúng và chuẩn nhất 2025
Căn cứ Mục 1 Công điện 10/CĐ-TTg, yêu cầu công bố phương án tuyển sinh được quy định như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông bảo đảm minh bạch, thiết thực, hiệu quả, giảm áp lực, giảm chi phí cho xã hội. Hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 02 năm 2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh.
b) Bố trí nguồn ngân sách của địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng đủ trường, lớp và bảo đảm chất lượng để mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường, giảm áp lực trong tuyển sinh, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, kiên quyết không để học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục không được đến trường.
…
Như vậy, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương phải công bố phương án tuyển sinh lớp 10 trong tháng 2/2025.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Các địa phương phải công bố phương án tuyển sinh lớp 10 trong tháng 2/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Mục 1 Công điện 10/CĐ-TTg, chỉ đạo quản lý về hoạt động dạy thêm, học thêm như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn:
(i) Thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm.
(ii) Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định.
(iii) Kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì học sinh.
(iv) Hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:
(i) Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
(ii) Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội.
Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
(iii) Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
(iv) Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.