Dưới đây là tổng hợp 10 mức phạt mới đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm từ 15/02/2025, các loại hình bảo hiểm, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
>> Mẫu thông báo kéo dài thời hạn chuyển lợi nhuận dự án đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam
>> Những điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Giêng năm 2025
Dưới đây là tổng hợp 10 mức phạt mới đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm từ 15/02/2025:
STT |
Hành vi |
Mức phạt cũ |
Mức phạt mới |
1. |
Vi phạm quy định về hồ sơ đã được cấp phép. |
40 - 60 triệu đồng (khoản 1 Điều 5, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP) |
160 - 200 triệu đồng (Điều 6, điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
2. |
Vi phạm sửa chữa Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam. |
40 - 60 triệu đồng (khoản 1 Điều 6, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP) |
80 - 120 triệu đồng (khoản 2 Điều 7, điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
3. |
Thay đổi mức vốn điều lệ, vốn được cấp, nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. |
80 - 100 triệu đồng (khoản 3 Điều 7, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP) |
120 - 160 triệu đồng (khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
4. |
Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không theo quy định của pháp luật. |
100 - 120 triệu đồng (khoản 1 Điều 8, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP) |
160 - 200 triệu đồng (khoản 1 Điều 8, điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
5. |
Hành vi vi phạm quy định về chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm. |
90 -100 triệu đồng (khoản 1 Điều 13 Nghị định 98/2013/NĐ-CP) |
80 - 100 triệu đồng (khoản 1 Điều 14 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
6. |
Hành vi vi phạm về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. |
180 - 200 triệu đồng (khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP) |
160 - 200 triệu đồng (khoản 2 Điều 15 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
7. |
Hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. |
80 - 100 triệu đồng (khoản 2 Điều 17, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP) |
160 - 200 triệu đồng (khoản 1 Điều 17, điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
8. |
Hành vi vi phạm quy định về sản phẩm bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm. |
120 - 140 triệu đồng (khoản 3 Điều 18, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP) |
160 - 200 triệu đồng (khoản 1 Điều 18, điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
9. |
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ. |
Không quy định |
40 - 80 triệu đồng (khoản 1 Điều 29, điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
10. |
Hành vi vi phạm quy định về vốn. |
180 - 200 triệu đồng (khoản 1 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP) |
160 - 200 triệu đồng (khoản 1 Điều 28 Nghị định 174/2024/NĐ-CP) |
Trên đây là tổng hợp 10 mức phạt mới đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm từ 15/02/2025.
![]() |
File Word Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 11/11/2024] |
10 mức phạt mới đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm từ 15/02/2025 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Điều 3, Điều 4, Điều 5 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, các loại hình bảo hiểm bao gồm:
(i) Bảo hiểm nhân thọ
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm trọn đời.
- Bảo hiểm sinh kỳ.
- Bảo hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm hỗn hợp.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ.
- Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị).
- Bảo hiểm hưu trí.
(ii) Bảo hiểm sức khỏe.
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe bao gồm:
- Bảo hiểm sức khỏe, thân thể.
- Bảo hiểm chi phí y tế.
(iii) Bảo hiểm phi nhân thọ.
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
- Bảo hiểm hàng không.
- Bảo hiểm xe cơ giới.
- Bảo hiểm cháy, nổ.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
- Bảo hiểm trách nhiệm.
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
- Bảo hiểm nông nghiệp.
- Bảo hiểm bảo lãnh.
- Bảo hiểm thiệt hại khác.
Như vậy, các loại hình bảo hiểm bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.