Tùy vào số người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động có các hành vi không trả hoặc trả không đủ lương làm thêm cho người lao động sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
>> Thực hiện nội dung cải cách tiền lương tại doanh nghiệp từ ngày 13/08/2024
>> 09 điểm đáng chú ý về thẻ căn cước từ 01/7/2024 mà người lao động cần biết
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động có hành vi không trả hoặc không trả đủ tiền lương làm thêm giờ cho người lao động sẽ bị phạt một trong các mức sau:
- Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
- Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
- Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
- Từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo cấp huyện từ ngày 01/7/2024 |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Công cụ chuyển lương Gross sang Net và ngược lại (đã cập nhật quy định mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) |
Năm 2024, không trả đủ tiền lương làm thêm giờ cho người lao động có thể bị phạt đến 100 triệu đồng
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt nêu trên áp dụng đối người có hành vi vi phạm là cá nhân. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức có hành vi vi phạm mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt nêu trên.
Ngoài bị xử phạt với số tiền nêu trên, người sư dụng lao động có hành vi không trả hoặc không trả đủ tiền lương làm thêm giờ cho người lao động còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (theo điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Ngoài ra, mức xử phạt nêu trên còn áp dụng đối với các hành vi vi phạm sau:
(i) Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật.
(ii) Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
(iii) Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm.
(iv) Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.
(v) Hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động.
(vi) Ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
(vii) Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật.
(viii) Không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công.
(ix) Không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
(x) Không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật.
(xi) Không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động.
(Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Xem chi tiết tại bài viết: Thực hiện nội dung cải cách tiền lương tại doanh nghiệp từ ngày 13/08/2024
Xem chi tiết tại bài viết: 05 khoản tiền lương, trợ cấp dành cho người lao động sẽ tăng từ ngày 01/7/2024