Cuối năm 2018, đầu năm 2019 nhiều văn bản được ban hành theo đó tác động ít nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi này theo đó áp dụng đúng quy định của pháp luật hiện hành, Chúng tôi xin mời quý thành viên xem bài viết một số thay đổi trong Lao động- Tiền lương năm 2019.
>> Người làm việc part - time có tham gia bảo hiểm xã hội?
>> Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ có phải là việc nghỉ không hưởng lương không?
1. Tăng mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2019
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2019 mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
Địa bàn thuộc vùng I |
4.180.000 đồng/tháng |
Địa bàn thuộc vùng II |
3.710.000 đồng/tháng |
Địa bàn thuộc vùng III |
3.250.000 đồng/tháng |
Địa bàn thuộc vùng IV |
2.920.000 đồng/tháng |
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Mức lương tối thiểu vùng
Ngoài ra, Quý thành viên có thể trực tiếp tra cứu mức lương tối thiểu vùng tại đây.
Do tiền lương tối thiểu vùng tăng nên mức tiền đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng. Vì vậy, để xác định mức đóng các loại bảo hiểm bắt buộc, quý thành viên có thể xem chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn doanh nghiệp tính đóng các loại bảo hiểm bắt buộc hàng tháng trong năm 2019.
2. Tăng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 70/2018/QH14, từ ngày 1/7/2019 mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng. Theo đó, sẽ đồng loạt làm tăng mức hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Ảnh hưởng của việc tăng mức lương cơ sở năm 2019.
3. Doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra thực hiện việc chấp hành pháp luật lao động
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH , theo đó từ ngày 01/01/2019 doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất một lần trong năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến việc tuân thủ.
Thời gian kiểm tra cụ thể sẽ do doanh nghiệp tự do quyết định. Thời kỳ tự kiểm tra từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra.
Nội dung kiểm tra bao gồm những nội dung như: Việc thực hiện báo cáo định kỳ, việc tuyển dụng và đào tạo lao động, việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động,...
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Từ 01/01/2019, Doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra thực hiện việc chấp hành pháp luật lao động.
4. Doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương
Quy định này đã được áp dụng từ đầu tháng 11 năm 2018. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP, thì đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người lao động; thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội không còn tính là thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động
Đây là nội dung được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/20118.
Theo đó, thời gian gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người lao động; thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội sẽ không được tính hưởng trợ cấp thôi việc.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc.
Ngoài ra, Nghị định 148/2018/NĐ-CP còn sửa đổi một số nội dung liên quan đến người giao kết hợp đồng lao động, nội dung hợp đồng lao động, trình tự xử lý kỷ luật lao động,…
Quý thành viên có thể xem chi tiết vấn đề này tại bài viết: Những điểm mới đáng lưu ý về hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động từ ngày 15/12/2018.
6. Doanh nghiệp phải công khai việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Vấn đề này được quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Nghị định 149/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Cũng tại Điều 4 Nghị định này, doanh nghiệp còn phải công khai các nội dung như tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh; nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia; nghị quyết Hội nghị người lao động; việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có); tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Quý thành viên có thể tham khảo các công việc liên quan dưới đây:
- Trích nộp kinh phí công đoàn;
- Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN;
- Xây dựng và thông báo thỏa ước lao động của doanh nghiệp;
- Tổ chức hội nghị người lao động định kỳ;
- Xây dựng cơ chế dân chủ tại cơ sở.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian đầu năm 2019, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều loại tờ khai , báo cáo. Quý thành viên có thể tham khảo một số bài viết dưới đây để tránh bị bỏ sót các công việc cần làm:
- Lịch nộp các loại tờ khai, báo cáo thuế đầu năm 2019;
- Thuế - Kế toán: Những công việc phải làm trong năm 2019.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Kim Hằng