Từ ngày 17/10/2024, lựa chọn phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 21/2024/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
>> Các loại hình bảo hiểm 2024 - Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2024
>> Điểm mới về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/7/2025
Cụ thể về việc lựa chọn phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh được quy định tại Điều 2 Thông tư 21/2024/TT-BYT về nguyên tắc và căn cứ định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (khám chữa bệnh), bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/10/2024.
Phương pháp chi phí được áp dụng để định giá dịch vụ khám chữa bệnh khi xác định được các yếu tố hình thành giá.
Phương pháp so sánh được áp dụng để định giá dịch vụ khám chữa bệnh khi cần định giá thì phải thu thập được ít nhất thông tin của 03 đơn vị thực hiện dịch vụ để so sánh. Việc lựa chọn thu thập các thông tin về dịch vụ so sánh được quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2024/TT-BYT.
Căn cứ điều kiện thực tiễn, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá dịch vụ khám chữa bệnh (sau đây gọi là đơn vị lập phương án giá) quyết định lựa chọn áp dụng một trong hai phương pháp định giá quy định tại Mục 1.1 và Mục 1.2 để lập phương án giá.
Lưu ý: Trường hợp dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng được cả 02 phương pháp định giá cùng lúc thì Thủ trưởng đơn vị lập phương án giá được ưu tiên lựa chọn phương pháp so sánh khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Mục 1.2 bài viết này.
Toàn bộ mẫu về quy trình giải quyết hưởng BHXH mới nhất 2024 |
Lựa chọn phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh (Ản minh họa – Nguồn từ Internet)
Giá dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm 03 yếu tố theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, như sau:
(i) Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám chữa bệnh quy định tại khoản (ii) Mục này.
(ii) Tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến (nếu có).
(iii) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Cụ thể quy định về việc ngân sách nhà nước chi cho khám chữa bệnh căn cứ theo khoản 1 Điều 107 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, như sau:
(i) Chi cho cơ sở khám chữa bệnh thực hiện việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thuộc danh mục dịch vụ khám chữa bệnh sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao nhiệm vụ.
(ii) Chi hỗ trợ cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm bảo đảm chi thường xuyên cho cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước trong trường hợp không cân đối được chi thường xuyên.
(iii) Chi đầu tư phát triển cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
(iv) Chi đóng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Theo Điều 106 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nguồn tài chính cho khám chữa bệnh như sau:
Điều 106. Nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh
1. Các nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Quỹ bảo hiểm y tế;
c) Kinh phí chi trả của người bệnh;
d) Viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
đ) Nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.