Luật Kinh doanh bảo hiểm 2024 đang có hiệu lực thi hành là Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Dưới đây là quy định về các loại hình bảo hiểm 2024 và tổng hợp các văn bản hướng dẫn.
>> Điểm mới về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/7/2025
>> Công thức tính giá thành của dịch vụ khám chữa bệnh theo yếu tố chi phí
Căn cứ Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các loại hình bảo hiểm 2024 bao gồm
(i) Bảo hiểm nhân thọ.
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm trọn đời.
- Bảo hiểm sinh kỳ.
- Bảo hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm hỗn hợp.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ.
- Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị).
- Bảo hiểm hưu trí.
(Điều 3 Nghị định 46/2023/NĐ-CP)
(ii) Bảo hiểm sức khỏe.
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe bao gồm:
- Bảo hiểm sức khỏe, thân thể.
- Bảo hiểm chi phí y tế.
(Điều 5 Nghị định 46/2023/NĐ-CP)
(iii) Bảo hiểm phi nhân thọ.
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
- Bảo hiểm hàng không.
- Bảo hiểm xe cơ giới.
- Bảo hiểm cháy, nổ.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
- Bảo hiểm trách nhiệm.
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
- Bảo hiểm nông nghiệp.
- Bảo hiểm bảo lãnh.
- Bảo hiểm thiệt hại khác.
(Điều 4 Nghị định 46/2023/NĐ-CP)
Trên đây là các loại hình bảo hiểm 2024 và các nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm.
File Excel tính tiền nhận BHXH một lần năm 2024 |
Các loại hình bảo hiểm 2024 - Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Dưới đây là tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 bao gồm:
(i) Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm.
(ii) Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
(iii) Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm.
(iv) Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô.
(v) Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài.
(vi) Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm 2024 bao gồm:
(i) Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
(ii) Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
(iii) Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
(iv) Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
- Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
(v) Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Trên đây là quy định về các loại hình bảo hiểm 2024 và tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đang có hiệu lực thi hành.