Trong tháng 04/2022 có nhiều chính sách mới về lao động - tiền lương có hiệu lực thi hành. Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây
>> Công ty không trả lương tháng 13 theo thỏa thuận thì giải quyết như thế nào?
>> Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 NLĐ được nghỉ mấy ngày?
1. Tăng số giờ làm thêm lên đến 300 giờ/năm; 60 giờ/tháng
Kể từ ngày 01/4/2022, Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội có hiệu lực thi hành.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 1 quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm trong trường hợp NSDLĐ có nhu cầu và được đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ/năm, trừ các trường hợp:
Lưu ý: Không áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.
Kể từ ngày 01/4/2022, Thông tư 02/2022/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức quản lý thị trường bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2022/TT-BTC các ngạch công chức Quản lý thị trường được xếp lương như sau:
Với mức lương cơ sở hiện hành là 1,49 triệu đồng/tháng thì lương công chức quản lý thị trường sẽ dao động từ hơn 3,1 triệu đồng đến gần 12 triệu đồng/tháng.
Nội dung này được hướng dẫn tại Nghị định 19/2022/NĐ-CP hướng dẫn chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc, có hiệu lực từ ngày 15/4/2022.
Theo Nghị định 19/2022/NĐ-CP, một trong những chế đội với công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc là được hưởng trợ cấp một lần (điểm b, Khoản 2, Điều 2).
Cụ thể, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi việc do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý công nhân và viên chức quốc phòng trước khi thôi việc chi trả.
Trong đó, tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc, theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 19/2022/NĐ-CP bao gồm:
Xem thêm các chế độ khác đối với công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc tại Nghị định 19/2022/NĐ-CP.
Từ ngày 19/4/2022, mỗi giảng viên sẽ chỉ cần 01 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương.
Đây là nội dung tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Cụ thể, quy định mới không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như hiện hành.
Thay vì yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên theo từng hạng thì Khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chung là có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Trên đây là quy định về Chính sách lao động - tiền lương có hiệu lực từ tháng 4/2022 Nếu còn thắc mắc khác, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: