Dưới đây là mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn mới nhất hiện nay, so sánh hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
>> Tổng hợp quyền lợi cho người lao động khi làm việc từ 05 năm trở lên cho một công ty
>> Cách để NLĐ kéo dài lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn dưới đây:
Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Lưu ý: Mẫu hợp đồng lao động không xác định trên chỉ mang tính chất minh thảm.
Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn mới nhất hiện nay (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Dưới đây là một số tiêu chí khi so sánh hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn:
Tiêu chí |
HĐLĐ xác định thời hạn |
HĐLĐ không xác định thời hạn |
Định nghĩa |
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. (Điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019) |
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. (Điểm a khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019) |
Thời hạn hợp đồng |
Không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. |
Không xác định. |
Tái ký hợp đồng |
- Chỉ được ký tối đa 02 lần hợp đồng lao động lao động có thời hạn. - Nếu hợp đồng lao động hết thời hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng cũ sẽ đương nhiên trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. (Điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019) |
Không quy định . |
Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ |
- Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc. - Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng: Báo trước ít nhất 30 ngày. (Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019) |
Báo trước ít nhất 45 ngày. (Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019) |
Thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do ốm đau tai nạn |
Nghỉ điều trị dưới 06 tháng liên tục (hợp đồng từ 12 đến 36 tháng) hoặc nửa thời hạn hợp đồng lao động trở xuống (hợp đồng dưới 12 tháng) do ốm đau, tai nạn không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. (Điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019) |
Nghỉ điều trị dưới 12 tháng liên tục do ốm đau, tai nạn không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. (Điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019) |
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, các nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động không xác định thời hạn bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.