Dưới đây là mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất hiện nay và hướng dẫn cách ghi phụ lục hợp đồng lao động và quy định về phụ lục hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động.
>> Hạn nộp báo cáo cho thuê lại lao động năm 2024
>> Tải ngay File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025
Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động (theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019).
Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu phụ lục hợp đồng lao động dưới đây:
Mẫu phụ lục hợp đồng lao động |
Mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để Quý khách hàng hoàn thiện phụ lục hợp đồng lao động.
Phần mở đầu
- Phụ lục hợp đồng lao động cần được trình bày đúng chuẩn với Quốc hiệu và Tiêu ngữ:
+ Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
Phần này phải viết bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, in đậm và căn giữa đầu trang.
+ Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
Tiêu ngữ được viết bằng chữ thường, kiểu chữ đứng, in đậm, căn giữa ngay dưới quốc hiệu. Các chữ cái đầu mỗi cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ sử dụng gạch nối và có khoảng cách rõ ràng. Phía dưới tiêu ngữ là một đường kẻ ngang nét liền, có độ dài tương ứng với dòng chữ.
- Tiêu đề: Ghi rõ “Phụ lục hợp đồng lao động số...”.
Số phụ lục được đặt theo thứ tự nếu có nhiều phụ lục, ví dụ: “Phụ lục hợp đồng lao động số 01/2024/PLHĐLĐ.
- Thời gian và địa điểm lập phụ lục hợp đồng lao động.
Thông tin về các bên
Cần cung cấp thông tin đầy đủ của hai bên để xác định đúng đối tượng thực hiện phụ lục.
Bên A (Người sử dụng lao động):
- Tên công ty/đơn vị: Ghi đầy đủ tên doanh nghiệp theo đăng ký kinh doanh.
- Địa chỉ: Địa chỉ trụ sở chính.
- Điện thoại: Số điện thoại công ty.
- Fax: Số Fax của doanh nghiệp (nếu có).
- Mã số thuế: Mã số thuế của doanh nghiệp.
- Tài khoản: Tài khoản ngân hàng của công ty.
- Người đại diện: Họ tên, năm sinh và chức danh của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền).
Bên B (Người lao động):
- Họ tên: Ghi đầy đủ họ và tên người lao động.
- Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đúng theo giấy tờ tùy thân.
- Quốc tịch: Ghi đúng quốc tịch theo giấy tờ tùy thân.
- Nghề nghiệp: Công việc hiện tại của người lao động.
- Số CMND/CCCD/hộ chiếu: Số giấy tờ tùy thân của người lao động.
- Địa chỉ thường trú: Ghi địa chỉ đầy đủ theo sổ hộ khẩu hoặc CCCD.
- Số sổ lao động (nếu có): Ghi rõ thời gian cấp, tại đâu.
Nội dung phụ lục hợp đồng
(i) Ghi rõ căn cứ hợp đồng lao động số mấy, ký vào ngày tháng năm nào.
(ii) Phụ lục hợp đồng lao động thường được sử dụng để:
Sửa đổi, bổ sung điều khoản:
Ví dụ: thay đổi mức lương, chức danh, thời hạn hợp đồng, chế độ làm việc…
Nội dung ghi như sau:
“Điều 1: Sửa đổi khoản... Điều... của Hợp đồng lao động số…”
“Điều 2: Bổ sung quy định về…”
Chi tiết hóa các điều khoản:
Nếu cần làm rõ nội dung đã ký trong hợp đồng.
Ví dụ: Chi tiết hóa quy định thưởng, phụ cấp, thời gian làm việc, công tác phí…
Ghi rõ ràng, chính xác nội dung sửa đổi/bổ sung và các thông số cụ thể (số tiền, thời gian, điều khoản cụ thể...).
(iii) Thời gian thực hiện: Ghi rõ nội dung ở khoản (ii) nêu trên có hiệu lực trong bao nhiêu lâu
(iv) Phụ lục này là bộ phận của hợp đồng lao động số: Ghi giống số hợp đồng lao động tại khoản (i).
Chữ ký, đóng dấu
- Đại diện bên A: Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
- Bên B: Ký và ghi rõ họ tên.
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Lao động 2019, quy định phụ lục hợp đồng lao động nhu sau:
(i) Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
(ii) Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
- Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
- Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.