Dưới đây là quy định về hạn nộp báo cáo cho thuê lại lao động năm 2024, các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
>> Tải ngay File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025
>> Danh mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động cần kiểm soát
1. Hạn nộp báo cáo cho thuê lại lao động năm 2024
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP), quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
…
2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
Hạn nộp báo cáo tình hình cho thuê lại lao động năm 2024 là ngày 19/12/2024.
Mẫu báo cáo tình hình cho thuê lại lao động |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Hạn nộp báo cáo cho thuê lại lao động năm 2024 là ngày 19/12/2024 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 53 Bộ luật Lao động 2019, quy định nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
(i) Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
(ii) Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.
- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.
- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
(iii) Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
- Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
- Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
- Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
(iv) Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Căn cứ Điều 56 Bộ luật Lao động 2019, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(i) Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.
(ii) Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
(iii) Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.
(iv) Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
(v) Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(vi) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.