Yếu tố có hại trong môi trường lao động cần kiểm soát là các yếu tố vi khí hậu bất lợi; yếu tố vật lý; yếu tố bụi các loại; yếu tố hơi khí độc; yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my.
>> Xây dựng bảng lương trong Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
>> Cách để NLĐ nghỉ Tết Dương lịch 2025 nhiều ngày hơn
Ngày 15/05/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động áp dụng cho người làm động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động, người thử việc, học nghề...và bắt đầu có hiệu lực 01/07/2016. Trong đó, danh mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động được quy định cụ thể tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP bao gồm:
Yếu tố có hại vi khí hậu bất lợi cụ thể bao gồm các yếu tố sau:
(i) Nhiệt độ.
(ii) Độ ẩm.
(iii) Tốc độ gió.
(iv) Bức xạ nhiệt.
Yếu tố có hại là yếu tố vật lý được kể đến như:
(i) Ánh sáng.
(ii) Tiếng ồn theo dải tần.
(iii) Rung chuyển theo dải tần.
(iv) Vận tốc rung đứng hoặc ngang.
(v) Phóng xạ.
(vi) Điện từ trường tần số công nghiệp.
(vii) Điện từ trường tần số cao.
(viii) Bức xạ tử ngoại.
(ix) Các yếu tố vật lý khác.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Danh mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động cần kiểm soát
(Hình minh họa – Nguồn từ Internet)
Yếu tố có hại là bụi các loại bao gồm:
(i) Bụi toàn phần.
(ii) Bụi hô hấp.
(iii) Bụi thông thường.
(iv) Bụi silic.
(v) Bụi amiăng.
(vi) Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,...cần ghi rõ).
(vii) Bụi than.
(viii) Bụi talc.
(ix) Bụi bông.
(x) Các loại bụi khác.
Yếu rố có hại là hơi khí độc cụ thể bao gồm:
(i) Thủy ngân.
(ii) Asen.
(iii) Oxit cac bon.
(iv) Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene).
(v) Trinitro toluen (TNT).
(vi) Nicotin.
(vii) Hóa chất trừ sâu.
(viii) Các hóa chất khác (Ghi rõ).
(i) Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý.
(ii) Đánh giá ec-gô-nô-my.
|