Năm 2023, doanh nghiệp và người lao động cần lưu ý những vấn đề nào khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp? – Thùy Dương (Quảng Ngãi).
>> Điểm mới về chế độ tử tuất năm 2023 của người lao động tham gia BHXH bắt buộc
>> Điểm mới về mức trợ cấp tuất hằng tháng năm 2023
Tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Việc làm 2013, trợ cấp thất nghiệp là một trong 04 chế độ của bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, có thể hiểu:
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm khi người này đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (Xem chi tiết tại bài viết Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 là như thế nào?).
Các lưu ý quan trọng về bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Doanh nghiệp và người lao động cần lưu ý những nội dung quan trọng sau đây về bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp năm 2023:
Theo quy định tại Điều 42, Điều 47, Điều 54, Điều 56 Luật Việc làm 2013, khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài trợ cấp thất nghiệp, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc (nêu tại Mục 2.2 bên dưới) còn được hưởng các chế độ sau đây:
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm: người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
- Hỗ trợ học nghề:
Người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 thì được hỗ trợ học nghề với thời gian theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.
Mức hỗ trợ học nghề được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg như sau:
+ Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
+ Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Lưu ý: Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. Điều kiện, thời gian và mức hỗ trợ xem tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
>> Xem thêm tại: Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp