Cho tôi hỏi tôi ký hợp đồng lao động thời hạn 3 tháng tại một công ty may. Tôi có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không? – Hà Anh (Đồng Nai).
>> Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 là như thế nào?
>> Quy định về thời gian nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023?
Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định rõ: bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động và công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp, thì khi người lao động bị mất việc làm và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định (xem các điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp tại đây), sẽ nhận được một khoản tiền, gọi là trợ cấp thất nghiệp.
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm 2013 (có hiệu lực ngày 01/01/2015) quy định người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021), hiện nay không còn loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, mà chỉ có 02 loại hợp đồng lao động là:
Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, có thể xác định người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Người lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn.
- Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
Lưu ý:
- Trường hợp người lao động thuộc một trong hai trường hợp nêu trên, nhưng đang hưởng lương hưu hoặc là giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Trường hợp người lao động đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thỏa các trường hợp nêu trên, thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm 2013, công ty ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn có thời hạn từ 03 tháng trở lên thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Trừ trường hợp công ty ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 03 tháng trở lên đối với:
- Người lao động đang hưởng lương lưu.
- Người lao động làm giúp việc gia đình.
- Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp tại công ty khác, trong trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động.
>> Xem thêm các bài viết và công việc pháp lý liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp tại:
>> Quy định về thời gian nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023?
>> Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 là như thế nào?