Bao giờ Quốc hội sẽ thông qua Luật Đất đai 2024? Luật Đất đai 2024 có những điểm mới nổi bật nào so với Luật Đất đai hiện hành? Trân trọng cảm ơn! – Tường Vy (TP. Hồ Chí Minh).
>> Sắp ban hành Nghị định về xây dựng lại nhà chung cư, quản lý nhà ở xã hội
>> Luật Nhà ở 2023 sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện nay
Dự kiến tại kỳ họp bất thường của Quốc hội (diễn ra từ ngày 15 đến 18/01/2024) sẽ thông qua Luật Đất đai 2024, Luật Đất đai 2024 sẽ thay thế cho Luật Đất đai 2013.
Dự thảo Luật Đất đai 2024 mới nhất gồm 16 Chương, 260 Điều (bãi bỏ 5 Điều, sửa đổi, bổ sung tại 250 Điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV).
Toàn văn Luật Đất đai 2024 sẽ được cập nhật kịp thời tại đây (khi có) |
Các điểm mới nổi bật của Luật Đất đai 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Dựa trên ý kiến thảo luận tại kỳ họp thứ 6 và qua rà soát, các cơ quan đã thống nhất chỉnh lý, hoàn thiện 18 nội dung đề cập về các vấn đề lớn. Đơn cử như sau:
(i) Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
(ii) Các trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản.
(iii) Điều kiện đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.
(iv) Nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp.
(v) Thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ.
(vi) Phát triển, khai thác và quản lý quỹ đất.
(vii) Các loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại.
(viii) Cấp "sổ đỏ" cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
(ix) Tiền thuê đất trả tiền hàng năm.
(x) Nội dung phương pháp định giá đất và trường hợp, điều kiện áp dụng từng phương pháp…
Ghi chú: PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ cập nhật Luật Đất đai 2024 TẠI ĐÂY, và cập nhật các điểm mới nổi bật của Luật Đất đai 2024 TẠI ĐÂY.
Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. … II- QUAN ĐIỂM 1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với địa phương và tăng cường kiểm ưa, giám sát, kiểm soát, xử lý vi phạm. 2. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; kịp thời có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được khai thác, sử dụng với hiệu quả cao nhất. 3. Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí. 4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Hiện đại hoá công tác quản lý, dịch vụ công về đất đai. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đất đai tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tập trung, đồng bộ, thống nhất. Nâng cao vai trò và năng lực các cơ quan tư pháp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp lý với tầm nhìn dài hạn, hài hòa lợi ích giữa các thế hệ, các vùng, miền, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Giải quyết tốt những bất cập, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại và từ yêu cầu mới của thực tiễn. 5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. |