Quy định chi tiết về vốn để phát triển đối với từng loại nhà ở theo Luật Nhà ở 2023 được Chính phủ ban hành ngày 27/11/203 và có hiệu lực thi hành ngày 01/08/2024.
>> Điều kiện mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở mới nhất
>> Phòng cháy đối với nhà ở từ tháng 07/2025
Ngày 27/11/2023, Quốc hội ban hành Luật Nhà ở 2023, quy định về sở hữu, phát triển, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Theo đó, quy định về vốn để phát triển đối với từng loại nhà ở được cụ thể tại Điều 115 Luật Nhà ở 2023, bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
Vốn để phát triển nhà ở thương mại bao gồm:
(i) Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
(ii) Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân.
(iii) Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật.
(iv) Tiền mua, tiền thuê mua nhà ở trả trước, trả chậm, trả dần của khách hàng theo hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
(v) Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
Vốn để phát triển nhà ở công vụ bao gồm:
(i) Vốn ngân sách nhà nước cấp, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
(ii) Nguồn vốn hợp pháp khác.
File Word Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 12/09/2024] |
Quy định về vốn để phát triển đối với từng loại nhà ở (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội bao gồm:
(i) Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
(ii) Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân.
(iii) Vốn của đối tượng thuộc trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
(iv) Vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023.
(v) Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội hoặc vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.
(vi) Nguồn tài chính công đoàn để thực hiện dự án quy định tại khoản 4 Điều 80 Luật Nhà ở 2023.
(vii) Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
(viii) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
(ix) Nguồn vốn hợp pháp khác.
Vốn để phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bao gồm:
(i) Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư; vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
(ii) Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân.
(iii) Vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023.
(iv) Vốn từ Quỹ phát triển đất.
(v) Vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật, vốn từ đóng góp của người được tái định cư đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
(vi) Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
(vii) Nguồn vốn hợp pháp khác.
Vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm:
(i) Vốn của cá nhân.
(ii) Vốn hợp tác giữa các cá nhân; vốn hỗ trợ của dòng họ, cộng đồng dân cư.
(iii) Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
(iv) Vốn hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
(v) Nguồn vốn hợp pháp khác.
Quý khách hàng xem thêm >> Quy định về phát triển nhà ở trong Luật Thủ Đô 2024