Dưới đây là các nguyên tắc cần đảm bảo và các điều kiện cần có khi cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được quy định tại Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/08/2024.
>> 02 trường hợp thu hồi đất cho thuê lại của chủ đầu tư khu công nghiệp
>> TPHCM miễn lệ phí cấp sổ đỏ năm 2025 khi làm thủ tục online
Căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Đất đai 2024, việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
(i) Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật.
(ii) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế phải được thực hiện trong giờ hành chính.
Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 10 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Không thực hiện cưỡng chế vào các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, ngày lễ theo truyền thống của đồng bào dân tộc và trong thời gian 15 ngày trước và sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch; các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
(iii) Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và đối tượng khác có liên quan đến khu đất thu hồi (nếu có).
![]() |
Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024] |
03 nguyên tắc khi cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Đất đai 2024, việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
…
2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành mà người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục;
b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Như vậy, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất cần đáp ứng 04 điều kiện trên.
Căn cứ Điều 40 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, khiếu nại quyết định cưỡng chế được quy định như sau:
(i) Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc cưỡng chế thu hồi đất.
Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính gây ra (nếu có).
(ii) Đối với trường hợp việc thu hồi đất có liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác trong việc sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định mà không phải chờ cho đến khi giải quyết xong quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất giữa người có đất thu hồi và tổ chức, cá nhân đó.