Từ năm 2023, có những quy định mới gì về bảo hiểm xã hội một lần mà có lợi cho người lao động hay không? – Thủy Tiên (Bến Tre).
>> Thủ tục đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT online đối với người chỉ tham gia BHYT năm 2023
>> Danh sách bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/4/2023
Về bảo hiểm xã hội một lần năm 2023 có những quy định mới được coi là có lợi cho người lao động hơn năm 2022, cụ thể như sau:
Từ ngày 20/02/2023, Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng dưới đây:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Mức điều chỉnh |
5,26 |
4,46 |
4,22 |
4,09 |
3,80 |
3,64 |
3,70 |
3,71 |
3,57 |
3,46 |
3,21 |
2,96 |
2,76 |
2,55 |
2,07 |
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Mức điều chỉnh |
1,94 |
1,77 |
1,50 |
1,37 |
1,28 |
1,23 |
1,23 |
1,19 |
1,15 |
1,11 |
1,08 |
1,05 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định nêu trên.
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần năm 2023 |
Bảo hiểm xã hội một lần năm 2023: Các điểm mới có lợi cho người lao động (Ảnh minh họa)
Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng dưới đây:
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Mức điều chỉnh |
2,07 |
1,94 |
1,77 |
1,50 |
1,37 |
1,28 |
1,23 |
1,23 |
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Mức điều chỉnh |
1,19 |
1,15 |
1,11 |
1,08 |
1,05 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định nêu trên; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và mục 1.1 nêu trên. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Như vậy, với mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ dẫn đến người lao động tăng số tiền bảo hiểm xã hội một lần so với năm 2022 (trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2021 trở về trước).
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2023), người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019) mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019) mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
- Người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.