Trong hình hình đại dịch Covid -19 diễn biến hết sức phức tạp, căn cứ quy định hiện hành, để giảm bớt gánh nặng chi phí trả lương cho người lao động, tùy tình hình thực tế, Doanh nghiệp có thể áp dụng 1 trong 4 phương án sau:
>> Từ 15/4: Tăng mức phạt với nhiều vi phạm trong lao động (Phần 2)
>> Từ 15/4: Tăng mức phạt với nhiều vi phạm trong lao động (Phần 1)
Trường hợp ngừng việc không do lỗi của DN, NLĐ hoặc vì các nguyên nhân khách quan dịch bệnh nguy hiểm thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Cụ thể:
Địa bàn thuộc vùng I |
4.420.000 đồng/tháng |
Địa bàn thuộc vùng II |
3.920.000 đồng/tháng |
Địa bàn thuộc vùng III |
3.430.000 đồng/tháng |
Địa bàn thuộc vùng IV |
3.070.000 đồng/tháng |
Bảng: Mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Quý thành viên có thể xem chi tiết tại công việc: Trả lương cho NLĐ khi phải ngừng việc.
DN và NLĐ có thể thảo thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động một khoảng thời gian nhất định để có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động khi doanh nghiệp qua thời kỳ khó khăn.
DN thỏa thuận với NLĐ về tiền lương, các chế độ BHXH trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nên được lập thành văn bản và lưu kèm với hợp đồng lao động đó. Tham khảo mẫu Thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và DN phải nhận NLĐ trở lại làm việc; nếu NLĐ không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì NLĐ phải thỏa thuận với DN về thời điểm có mặt.
DN có trách nhiệm bố trí NLĐ làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Căn cứ quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 thì DN và NLĐ có thể thỏa thuận sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng như: tiền lương, thời gian làm việc thông qua việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động để phù hợp với tình hình thực tế.
Theo đó, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động; do đó, phụ lục hợp đồng phải đảm bảo phải ghi rõ nội dung những điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Xem chi tiết tại công việc: Giao kết phụ lục hợp đồng lao động.
Trường hợp DN rơi vào tình trạng quá khó khăn, buộc phải tạm ngừng kinh doanh, giải thể hoặc phá sản DN hoặc cần cắt giảm một phần nguồn nhân lực thì DN có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với NLĐ. Việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có thể bao gồm một khoản chi phí để NLĐ chấm dứt hoặc không nếu NLĐ đồng ý chấm dứt không bao gồm nghĩa vụ tài chính từ DN.
Việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động cần phải lập thành văn bản thể hiện chi tiết thỏa thuận của đôi bên để tránh tình trạng tranh chấp không mong muốn về sau.
Khi HĐLĐ chấm dứt, DN cũng vẫn phải lập Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ đó như các trường hợp chấm dứt khác và giải quyết chi trả các quyền lợi mà người lao động được hưởng khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Xem chi tiết tại công việc: Chấm dứt hợp đồng lao động theo thoả thuận của các bên.
Ngoài ra, quý thành viên có thể tham khảo các bài viết sau:
- 2 vấn đề mà NLĐ cần biết khi bị ngừng việc;
- Một số Lưu ý khi NLĐ nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
- Những việc DN phải làm khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ pháp lý: Bộ luật Lao động 2019.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: