Lương hưu 2025 chính thức mức 1, mức 2 theo Nghị định 75 tiếp tục áp dụng đối với người nghỉ hưu trước và sau 1995 vì Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu trong năm 2025 đúng không?
- Lương hưu 2025 chính thức mức 1, mức 2 theo Nghị định 75 tiếp tục áp dụng đối với người nghỉ hưu trước và sau 1995 vì Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu trong năm 2025 đúng không?
- Ai được tăng lương hưu theo Nghị định 75?
- Không phải ai đóng 15 năm BHXH bắt buộc đều được hưởng lương hưu từ 1/7/2025, cụ thể thế nào?
Lương hưu 2025 chính thức mức 1, mức 2 theo Nghị định 75 tiếp tục áp dụng đối với người nghỉ hưu trước và sau 1995 vì Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu trong năm 2025 đúng không?
Mới:
>> Nghị định 73 2024 về chế độ tiền thưởng quyết định chi thưởng Tết 2025
>> Chính thức tăng lương cơ sở sau đợt tăng 30% cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Căn cứ tại Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15, Quốc hội đã quyết định chưa tăng lương hưu trong năm 2025. Do đó, lương hưu 2025 chính thức của một số đối tượng đã nghỉ hưu trước và sau 1995 được hưởng là mức tăng lương hưu theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Do đó, thống nhất lương hưu 2025 chính thức mức 1, mức 2 theo Nghị định 75 tiếp tục áp dụng đối với người nghỉ hưu trước và sau 1995 vì Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu trong năm 2025, cụ thể như sau:
- Mức 1: tăng lương hưu 15% áp dụng cho cả người đã nghỉ hưu trước và sau 1995 quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Lương hưu 2025 = 1,15 x Lương hưu tháng 6/2024
- Mức 2: tăng thêm sau khi đã tăng 15% chỉ áp dụng cho một số người đã nghỉ hưu trước năm 1995 tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP nếu sau khi tăng lương hưu 15% mà đối tượng đó vẫn hưởng lương hưu dưới 3.500.000 đồng/tháng.
+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ công chức viên chức có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng:
Lương hưu 2025 = 1,15 x Lương hưu tháng 6/2024 + 300.000 đồng (nếu có)
+ Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ công chức viên chức có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng:
Lương hưu 2025 = 3.500.000 đồng/tháng
Như vậy, lương hưu 2025 chính thức mức 1, mức 2 theo Nghị định 75 như trên tiếp tục áp dụng đối với người nghỉ hưu trước và sau 1995 vì Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu trong năm 2025 theo Nghị quyết 159.
>> Tải đầy đủ Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh đầy đủ: TẠI ĐÂY
>> Mốc thời gian thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu: CHI TIẾT
Xem thêm:
>> Chính thức thay thế toàn bộ 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức sau năm 2026
>> Quyết định điều chỉnh mức lương cơ sở 2025
>> Quyết định tăng lương hưu 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc khu vực công
Xem thêm:
>> Nghị định 98 2023 thi đua khen thưởng: mức tiền thưởng cụ thể
>> Công ty thưởng Tết vào tháng mấy?
>> Thưởng tết cho các đối tượng tại đơn vị sự nghiệp công lập
>> Chính thức thưởng tết 2025 cho cán bộ công chức cấp xã
>> Quyết định khen thưởng tết 2025 chính thức được xây dựng
Lương hưu 2025 chính thức mức 1, mức 2 theo Nghị định 75 tiếp tục áp dụng đối với người nghỉ hưu trước và sau 1995 vì Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu trong năm 2025 đúng không? (Hình từ Internet)
Ai được tăng lương hưu theo Nghị định 75?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu bao gồm:
(1) Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
(2) Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Nghị định 92/2009/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 1/8/2023), Nghị định 34/2019/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 1/8/2023), Nghị định 121/2003/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 1/1/2010) và Nghị định 09/1998/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 10/11/2003).
(3) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2008; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206-CP năm 1979.
(4) Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP năm 1975 (hết hiệu lực ngày 1/6/1993) và Quyết định 111-HĐBT năm 1981.
(5) Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 38/2010/QĐ-TTg).
(6) Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.
(7) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
(8) Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
(9) Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Không phải ai đóng 15 năm BHXH bắt buộc đều được hưởng lương hưu từ 1/7/2025, cụ thể thế nào?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
3. Chính phủ quy định việc hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh hoặc mất hồ sơ và các trường hợp đặc biệt khác.
Và căn cứ theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 64 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
Theo đó, từ 1/7/2025 trong điều kiện lao động bình thường, người lao động chỉ cần đóng BHXH bắt buộc tối thiểu 15 năm thì sẽ được hưởng lương hưu.
Tuy nhiên, trong trường hợp hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì người lao động phải đóng từ đủ 20 năm BHXH bắt buộc.
Như vậy, không phải ai đóng 15 năm BHXH bắt buộc đều được hưởng lương hưu từ 1/7/2025.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?