Quyết định tăng lương hưu 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc khu vực công được xem xét dựa trên đề xuất của CP theo Nghị quyết 159 trên cơ sở nào?
- Quyết định tăng lương hưu 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc khu vực công được xem xét dựa trên đề xuất của CP theo Nghị quyết 159 trên cơ sở nào?
- Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thay đổi nơi nhận lương hưu là bao lâu?
- Từ 1/7/2025 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có bao gồm người lao động đang hưởng lương hưu không?
Quyết định tăng lương hưu 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc khu vực công được xem xét dựa trên đề xuất của CP theo Nghị quyết 159 trên cơ sở nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định như sau:
Giao Chính phủ
...
4. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xử lý các bất hợp lý phát sinh trong chế độ cho một số đối tượng, ngành nghề (viên chức ngành giáo dục, y tế,...); đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
...
Theo đó, Quốc hội đã giao cho Chính phủ đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng lương hưu trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, quyết định tăng lương hưu 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc khu vực công được xem xét dựa trên đề xuất của Chính phủ theo Nghị quyết 159 trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Xem thêm:
>> Chính thức thay thế toàn bộ 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức sau năm 2026
>> Quyết định điều chỉnh mức lương cơ sở 2025 của CBCCVC và lực lượng vũ trang
Quyết định tăng lương hưu 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc khu vực công được xem xét dựa trên đề xuất của CP theo Nghị quyết 159 trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thay đổi nơi nhận lương hưu là bao lâu?
* Trước 1/7/2025:
Căn cứ theo Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, hiện nay thời hạn giải quyết thay đổi nơi nhận lương hưu là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Từ 1/7/2025:
Căn cứ theo Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Thay đổi hình thức nhận, nơi nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng có nguyện vọng thay đổi hình thức nhận hoặc thay đổi nơi nhận do chuyển nơi cư trú trong nước thì có văn bản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, thời hạn giải quyết thay đổi nơi nhận lương hưu từ 1/7/2025 là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có thể thấy, thời hạn giải quyết thay đổi nơi nhận lương hưu trước hay từ 1/7/2025 đều là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản theo quy định.
Từ 1/7/2025 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có bao gồm người lao động đang hưởng lương hưu không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
...
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng khác ngoài đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên trên cơ sở đề xuất của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
7. Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.
Chính phủ quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Lao động là người giúp việc gia đình;
c) Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 của Luật này.
Theo quy định từ 1/7/2025, người đang hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?